Cây Cải xoong (Nasturtium officinale hoặc Nasturtium microphyllum)
Thông tin cây cải xoong và những tác dụng chữa bệnh
Cải xoong là thành viên của họ Cải (Brassicaceae). Về mặt thực vật học chúng có quan hệ họ hàng với rau tần và mù tạc. Tất cả chúng đều có mùi vị hăng và cay, được trồng ở hầu khắp các nơi ở nước ta, là món rau ăn phổ biến trong mùa đông - xuân.
Kết quả phân tích các thành phần hóa học trong 100g rau cải xoong (phần dùng để ăn được) có giá trị dinh dưỡng như sau: chiếm nước 93g, protein 1,7 - 2g, chất béo 0,2 - 0,3g, gluxit 3 - 4g, chất xơ 0,8 - 1g, vitamin A, B1, B2, C và nhiều chất khoáng khác. Đặc biệt, lượng iốt trong rau cải xoong rất cao 20 - 30 mg/100g rau cải xoong phần ăn được. Vitamin C cao (40 - 45mg/100g rau)...
Nhờ trong rau cải xoong chứa lượng vitamin C cao, lại có vitamin A, B1, B2 nên đã giúp bảo vệ sức khỏe, chống oxy hóa, chống độc, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống hiện tượng lão hóa bệnh lý, giữ gìn nét tươi trẻ. Ngoài ra, nhiều yếu tố khoáng chất rất dễ hấp thụ như canxi, iốt vì chúng đều ở dạng liên kết hữu cơ. Nếu lượng canxi đầy đủ mỗi ngày cho cơ thể là 1.000mg thì sẽ giúp người ít mắc bệnh tim và góp phần chống lão hóa.
Còn iốt cần cho tuyến giáp để phòng chống bướu cổ và tăng khả năng tự vệ cho cơ thể, tăng sự trao đổi chất của tế bào, chống còi xương và bệnh béo phì, các bệnh ngoài da, bệnh xơ cứng động mạch ở người già. Song lượng iốt cần cho cơ thể rất nhỏ chỉ 0,1 - 0,5mg/ngày, nhưng thiếu lại sinh bệnh, như vậy mỗi ngày cần ăn rau cải xoong từ 9 - 10g là đủ lượng iốt trên.
Rau cải xoong giúp ta ăn ngon miệng lại tẩy độc, lợi tiểu, có nhiều chất xơ nên tác dụng tốt đối với dạ dày, có tác dụng thông gan mật và góp phần làm giảm bệnh ứ máu. Món ăn rau cải xoong nấu với cá tươi vừa ngon, bổ, mát, có tác dụng giải nhiệt, phòng nhiệt, lợi tiểu, cầm máu, chữa bệnh phổi.
Chẳng những là rau ngon, bổ, cải xoong còn được xem như dược, hiện chữa được nhiều bệnh như dưới đây:
Chữa ho lao:
150g cải xoong, 150g phổi lợn đem nấu canh ăn vào buổi sáng. Buổi chiều trộn một nắm rau cải xoong sống với 100g thịt bò sào tái với dấm. Ăn liên tục trong nhiều ngày. Món ăn này giúp bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng, mau lành bệnh.
Chữa sỏi mật, sỏi thận:
Lấy cải xoong phơi chỗ thoáng mát cho đến khi khô. Mỗi ngày dùng 50g cho vào ấm đất, đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát, chia hai lần uống trong ngày (sáng, chiều) và uống khi còn nóng.
Chữa bệnh nhiệt:
Môi lưỡi bị lở loét, chảy máu chân răng thì lấy rau cải xoong nấu với cà rốt lấy nước uống sẽ khỏi.
Chữa bệnh đái đường:
100g cải xoong, 100g cần tây, 100g củ cải, 100g cà rốt, 100g cải bắp ép lấy nước hoặc giã nát, vắt lấy nước uống. Đây là bài thuốc dân truyền chữa bệnh đái đường rất hiệu quả.
Chữa bí tiểu:
Lấy rau cải xoong rửa sạch, trộn với dầu vừng (dầu mè) và dấm.
Chữa viêm phế quản mạn tính:
150g cải xoong, 50g lá tía tô, 5g gừng tươi. Cho cả 3 thứ vào ấm đất, đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát, chia 3 lần, uống trong ngày. Mỗi lần uống cách nhau từ 3 - 4 tiếng. Khi uống phải hâm nóng.
Ngăn chặn ung thư:
Nhiều thử nghiệm cho thấy các hoạt chất được chiết xuất từ lá cải xoong thực sự ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Các nghiên cứu khẳng định isothiocyanate - tên một nhóm hợp chất trong cải xoong - có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
Cây cải xoong tím, cải xoong cạn, cải xoong nhật bản
Cải xoong nhật bản thường có vị cay hơn cải xoong Việt Nam, cải xoong tím phù hợp ăn sống hơn chế biến các món qua lửa, cài xoong tim có thể trồng trên cạn không như cài xoong trắng, công dụng hai loại cải như nhau, cài xoong trắng có nhiều tác dụng tốt cho môi trường hơn loại cải tím của nhật bản
Cây cải tím nhật bản trồng trong thùng xốp