Để ngâm rượu chuối hột đúng cách, bạn cần tiến hành các bước sau:
Nguyên vật liệu
- Rượu trắng (tốt nhất là rượu nếp).
- Chuối hột.
- Bình thủy tinh.
Lưu ý:
- Rượu tốt nhất nên là rượu nếp có nồng độ cồn từ 40 - 45 độ C. Nên tìm mua rượu ở nơi uy tín nhằm tránh việc bị ngộ độc.
- Chọn mua loại chuối hột loại nhỏ (loại nhỏ thường có nhiều hạt sẽ tốt hơn).
Cách ngâm
Ngâm rượu chuối hột trồng:
- Chọn loại chuối hột vừa chín tới. Cắt khỏi buồng rồi rửa từng quả với nước sạch, để thật ráo.
- Sau khi chuối khô, thái chuối thành lát mỏng từ 1 - 1,5m (không nên thái quá mỏng bởi chuối khi phơi khô dễ bị nát).
- Tiếp đến, xếp chuối lên cái mâm lớn hoặc nia để phơi khô. Khi phơi nên che bằng màn phơi hoặc vải mỏng để tránh việc bị ruồi, côn trùng bu bám chuối.
- Phơi tầm 5 - 6 nắng (khoảng 5 này) cho tới khi chuối có dấu hiệu rạn nứt là được.
- Dùng nước sôi rửa sạch chuối vừa phơi để đảm bảo vệ sinh.
- Bình thủy tinh rửa sạch, tráng nước sôi, phơi thật khô.
- Cho chuối vào chảo lớn sao cho tới khi chuối ráo nước.
- Để chuối nguội rồi cho vào bình ngâm. Cứ 1kg chuối hột khô đổ 3 lít rượu. Đậy kín nắp, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Ngâm chuối hột rừng:
- Chuối hột rừng lột sạch vỏ (nên chọn những trái ương).
- Xếp chuối lên cái mâm lớn hoặc nia để phơi khô. Khi phơi nên che bằng màn phơi hoặc vải mỏng để tránh việc bị ruồi, côn trùng bu bám chuối. Phơi khoảng 8 - 9 nắng.
- Bình thủy tinh rửa sạch, tráng nước sôi, phơi thật khô.
- Sau khi chuối khô thì tráng qua với rượu để loại bỏ bụi bẩn khi phơi (dùng loại rượu ngâm để tráng).
- Tiếp đến cho chuối và rượu vào bình thủy tinh theo tỷ lệ 1kg chuối, 3 lít rượu. Đậy kín nắp, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Cách dùng
- Sau 90 - 100 ngày ngâm là có thể lấy cả 2 loại rượu chuối hột ra sử dụng.
- Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1/2 tách trà. Uống trong bữa ăn.