Cây Ưng bất bạc
Gồm có các tên Muồng truổng, Sẻn, Màn tàn, Sén lai, Buồn chuồn, Hoàng mộc dài - Zanthoxylum avicennae (Lam.) DC. (Fagara avicennae Lam.), thuộc họ Cam - Rutaceae.
Cùng tìm hiểu về cây Ưng bất bạc, muồng truổng
Người dân trên dải đất miền Trung và khu vực Tây Bắc vẫn lưu truyền câu chuyện về một loại cây mà chim chẳng bao giờ đến đậu, bởi lá và thân cây thường rất nhiều gai. Nhưng nó lại chính là một loại thảo dược quý ngàn năm, mà đồng bào địa phương thường đào cây lấy rễ về chế biến để uống.
Những truyền thuyết về loài cây này được truyền miệng từ đời này qua đời khác đã rất ly kì, nhưng những nghiên cứu khoa học về tác dụng chữa bệnh thực sự của cây ưng bất bạc mới đây lại càng khiến cho nhiều người bất ngờ.
Loài cây khiến chim chóc sợ hãi, không dám đậu
Ưng bất bạc là loài cây nhỡ, thân có gai ngắn, lá kép lông chim hình mũi mác, mép lá khía răng cưa, tên khoa học là Zanthoxylum avicennae, thuộc họ Cam quít Rutaceae, là vị thuốc lâu đời ở Trung Quốc, được ghi trong "Thần Nông bản thảo" từ thời nhà Tần năm 221 Trước Công Nguyên.
Theo PGS.TS Nguyễn Thượng Dong - Nguyên Viện trưởng Viện Dược liệu- Bộ Y tế, ở Việt Nam, cây Ưng bất bạc còn được gọi là Muồng truổng, Đơn gai, Truổng lá nhỏ, Sẻn đen, Sẻn quả ba cạnh, người Tày gọi là "Mạy khuống", là vị thuốc chữa bệnh gan của dân tộc Tày, được người Tày ưa chuộng hơn so với những cây thuốc chuyên chữa bệnh gan khác như Mạy niếng, Mạy thập moong...
Các nhà thảo dược phương Tây cho rằng, Ưng bất bạc kích thích máu lưu thông đến các tổ chức bị đau cứng, tăng cường cung cấp oxy và chất dinh dưỡng, loại bỏ chất bẩn, tăng cường lượng máu cần thiết đến tứ chi.
Theo Y văn cổ của Việt Nam và Trung Quốc, Ưng bất bạc có vị cay, đắng, tính ấm, quy vào các kinh can, tỳ, vị, có công năng: Trừ phong, lợi thấp, hoạt huyết thông lạc, lợi niệu, tiêu thũng; dùng để chữa trị các chứng viêm gan vàng da, viêm gan mạn tính, vàng da phù thũng…
Có thể phối hợp với các vị khác để chữa trị các chứng: can thận hư tổn, phế vị táo nhiệt, khí âm lưỡng khuy, ứ huyết nội trở...
Sau khi Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025", gọi tắt là DA 844, trong đó có Dự án "Đánh thức tiềm năng dược liệu quý ngàn năm Ưng bất bạc, phát triển thành công sản phẩm bảo vệ và phục hồi tế bào gan" trên cơ sở 2 Bằng sáng chế số US8409632B2 của Cục sáng chế và nhãn hiệu thương mại Hoa Kỳ, Bằng sáng chế 409075 của Ủy ban khoa học công nghệ Đài Loan và giải thưởng "Nghiên cứu Trung y Dược Hứa Hồng Nguyên" của Đài Loan cấp năm 2012 cho TS.DS Trần Đức Dũng, thì cây thuốc quý Ưng bất bạc lại được nhiều người trong và ngoài nước quan tâm.
Khả năng phục hồi và bảo vệ tế bào gan, ngăn ngừa xơ gan, ung thư gan của Ưng bất bạc
Theo các nghiên cứu, Ưng bất bạc chứa một số flavonoid quý như Hesperidine và Diosmin đem đến khả năng chống oxy hóa, chống tổn thương gan, công dụng phục hồi và bảo vệ tế bào gan sớm hiệu quả, ngăn ngừa xơ gan & ung thư gan...
Ưng bất bạc chứa nhiều alcaloid như dictamin, skimmianin, culantramin thuộc nhóm quinolin.
Vỏ thân, vỏ rễ và lá chứa tinh dầu và các flavonoid quý như diosmin, avicin, avicenin, magnoflorin, hesperidin và nhiều chất khác thuộc nhóm Lignan, có cấu trúc hóa học gần giống silymarin rất đặc hiệu cho bệnh gan.
Hesperidin trong Ưng bất bạc đã được chứng minh có tác dụng phục hồi, tái tạo tế bào gan, ngăn ngừa xơ gan, ung thư gan.
Đã được các nhà nghiên cứu Ai Cập và Thái Lan chứng minh có khả năng chống oxy hóa tế bào gan, chống gốc tự do, ngăn ngừa tổn thương gan, viêm gan do hóa chất và thuốc tân dược trên mô hình COX1 và COX2, ngăn ngừa sự tạo thành colagen ở tế bào gan dẫn đến xơ gan và phòng ngừa gan nhiễm mỡ.
Diosmin có tác dụng làm giảm tổn thương tế bào gan do rượu, tăng cường chuyển hóa và đào thải ethanol, hạ men gan, tăng cường chức năng gan, cải thiện các chỉ số glucosa máu, cholesterol, ure máu và hạ các men gan.
Một nhà tiến sỹ dược học Việt Nam - Tiến sỹ Trần Đức Dũng đã dành 10 năm nghiên cứu tại Đài Loan trên mẫu Ưng bất bạc thu tại Nam Đàn Nghệ An và chứng minh được 4 nhóm tác dụng quan trọng của rễ Ưng bất bạc.
Đó là: (1) bảo vệ tổn thương tế bào gan do rượu và tân dược, kháng virus viêm gan B, hạ men gan và phục hồi các chức năng của gan, (2) tác dụng diệt tế bào ung thư gan người của cao chiết Ưng bất bạc, (3) cao chiết Ưng bất bạc ức chế sự sản sinh ra tế bào ung thư HA22T và (4) cao chiết Ưng bất bạc ức chế sự tăng sinh, khả năng xâm lấn và ức chế các tín hiệu di căn của tế bào HA22T thông qua hoạt hóa protein PP2A.
Qua các nội dung đã tổng hợp, có thể rút ra một số kết luận về cây dược liệu quý chữa bệnh gan như sau:
(1) Ưng bất bạc là cây thuốc chữa bệnh gan truyền thống của nhiều nước từ hàng nghìn năm trở lại đây, ở Việt Nam còn là vị thuốc chữa bệnh gan nổi tiếng của dân tộc Tày với tên gọi Mạy khuống.
(2) Được nhiều cộng đồng của nhiều dân tộc dùng để chữa bệnh viêm gan vàng da, viêm gan mạn và đã được khoa học chứng minh có tác dụng bảo vệ và tái tạo tế bào gan bị tổn thương do rượu và hóa chất, hạ men gan, viêm gan virus B, khôi phục các chức năng của tế bào gan, ngăn ngừa sự tạo thành colagen trong tế bào gan và chống xơ gan.
(3) Kết quả nghiên cứu trên Ưng bất bạc là một đóng góp rất quan trọng cho khoa học, nên đã được Cục sáng chế và nhãn hiệu thương mại Hoa Kỳ, Ủy ban khoa học công nghệ Đài Loan cấp bằng sáng chế, tặng giải thưởng "Nghiên cứu Trung Y dược Hứa Hồng Nguyên", một giải thưởng uy tín của Đài Loan.
Ngoài ra còn được Hội đồng khoa học Đại học Y Dược Trung Quốc- Đài Loan bình chọn Tiến sỹ tốt nghiệp xuất sắc năm 2012.
Năm 2017 được Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đưa vào Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025
Bạn đọc Thảm khảo thêm hình ảnh cây Muồng truổng, Ưng bất bạc ở dưới, nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về cây dược liệu này bạn có thể nhập từ "Ưng bất bạc" vào ô tìm kiếm của chúng tôi bạn sẽ có thông tin chi tiết về cây dược liệu quý này. Cây Dược liệu quý chữa bệnh gan, bảo vệ gan.. Ưng bất bạc.
Hình ảnh tham khảo thêm về cây
Quả cây Ưng bất bạc - Zanthoxylum avicennae
Lá Ưng bất bạc - Zanthoxylum avicennae
Quả Ưng bất bạc - Zanthoxylum avicennae