1. Hình ảnh và mô tả Cây Thổ Phục Linh - Smilax Glabra
Tên khác: Dây chắt, Dây khum, Cậm cù, Rau tập tàng, Khúc khắc nhẵn
Tên khoa: học Smilax Glabra Roxb
Mô tả: Dây leo trườn dài 4-5m (tới 10m), có nhiều cành mảnh không gai. Rễ củ vặn vẹo. Lá mọc so le, hình trái xoan bầu dục dài 5-12cm, rộng 1-5cm, mang 2 tua cuốn do lá kèm biến đổi, thường tiêu giảm thành mũi nhọn ngắn, có khi kéo dài; cuống lá dài 1cm; gân chính 3, hình cung. Cụm hoa ở nách lá. Tán đơn độc có 20-30 hoa. Hoa màu lục nhạt, cuống hoa dài hơn cuống tán. Hoa đực và hoa cái riêng rẽ. Quả mọng, hình cầu, gần như 3 góc, khi chín màu tím đen, chứa 3 hạt.
Cây ra hoa tháng 5-7, quả tháng 8-12.
Theo Đỗ Tất Lợi, thổ phục linh là thảo dược có vị ngọt, nhạt, tính bình, tác dụng vào 2 kinh can và vị. Thổ phục linh có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, chữa đau khớp xương, trừ sưng thủng
Gốc cây với thân rễ; Ngọn cây mang hoa. Cây Thổ Phục Linh - Smilax Glabra
2. Thông tin mô tả Dược Liệu
Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Smilacis Glabrae, thường gọi là Thổ phục linh.
Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Ðài Loan, Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Ở nước ta cây mọc ở vùng đồi núi, thung lũng, rừng thưa, leo lên các lùm bụi, phổ biến từ Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An tới Kon Tum, Lâm Ðồng, Khánh Hoà, Bình Thuận. Người ta thu hái thân rễ tươi quanh năm, tốt nhất là vào mùa hạ; cắt bỏ rễ con và gai, phơi hoặc sấy khô; hay có thể rửa sạch, ủ mềm 3 ngày rồi thái mỏng, phơi hay sấy khô.
Thành phần hóa học: Lá và ngọn non chứa theo tỷ lệ g%: nước 83,3; protein 2,4; glucid 8,9; xơ 2,2; tro 1,2 và theo mg%: caroten 1,6; vitamin C 18. Trong thân rễ có nhiều tinh bột và có (-sitosterol, stigmasterol, smilax saponin, tigogenin.
Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, nhạt, hơi chát, tính bình; có tác dụng khư phong giải độc, tiêu thũng, tán kết, lợi gân cốt, kiện tỳ vị.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng chữa: 1. Tiêu hoá không bình thường, đau bụng ỉa chảy; 2. Viêm thận, viêm bàng quang; 3. Phong thấp, viêm khớp, đòn ngã tổn thương; 4. Tràng nhạc, mụn nhọt độc, lở ngứa, viêm mủ da, giang mai; 5. Giải độc thuỷ ngân và bạc. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc, cao nước hay hoàn tán. Không dùng nước trà để uống thuốc.
Ở Ấn Độ, nước sắc rễ tươi dùng trị đau bệnh hoa liễu và các vết loét.
Đơn thuốc:
1. Viêm mủ da: Thổ phục linh 30g, Kim ngân 15g, Cam thảo 15g sắc uống.
2. Phong thấp, gân xương đau nhức, tê buốt; Thổ phục linh 20g. Thiên niên kiện, Ðương quy đều 8g, Bạch chỉ 6g, Cốt toái bổ 10g, sắc uống.
3. Giang mai: Thổ phục linh 40g, Hà thủ ô 16g, vỏ Núc nác 16g, gai Bồ kết đốt tồn tính 8g, Ké đầu ngựa 12g sắc uống.
4. Phong thấp khớp: Hà thủ ô đỏ 8g, Sâm bố chính 8g, Thổ phục linh 8g, Ðỗ trọng 6g, Cỏ xước 6g, Tang ký sinh 8g, Vòi voi 8g, Cây lá lốt 6g, Mắc cỡ gai 6g, Dây đau xương 6g, sắc uống hoặc tán bột, luyện viên. (Kinh nghiệm của Lương y Ðỗ Văn Trạnh ở Long Xuyên).
3. Chùm Quả Cây Thổ Phục Linh - Smilax Glabra
Thổ phục linh (danh pháp khoa học: Smilax glabra) còn được gọi là dây khum, hồng thổ linh, sơn trư phấn, sơn kỳ lương, linh phạn đoàn là một loài cây leo, thân mềm, không gai thuộc họ Smilacaceae. Lá hình trứng, gốc lá hơi hình tim, mọc so le, có cuống dài, mang tua cuốn. Cụm hoa hình táng, mọc ở kẽ lá, có cuống dài. Hoa màu hồng hoặc điểm chấm đỏ gồm hoa đực và hoa cái riêng biệt. Quả hình tròn, đường kính 8 đến 10mm, khi chín thường có màu đen, quả có 2 đến 4 hạt hình trứng.
4. Thổ Phục Linh - Rhizoma Smilacis
Thổ phục linh là một vị thuốc được dùng cả trong Đông y và Tây y (Tây y dùng với tên Salsepareille làm thuốc tẩy độc, làm ra mồ hôi, chữa giang mai...)
Trong dân gian thổ phục linh thường được dùng để tẩy độc cơ thể, bổ dạ dày, khoẻ gân cốt, làm cho ra mồ hôi, chữa đau khớp xương.
5. Dưới đây là bài thuốc sử dụng Thổ Phục Linh: theo DS. Mai Thu Thủy
Chữa tiểu tiện ra máu: thổ phục linh 20g, rễ chè 20g, sắc thêm đường uống.
Chữa phong thấp đau nhức, sang lở: thổ phục linh 20 - 40g hầm với thịt lợn, ăn thịt uống nước.
Chữa nhọt sưng chưa làm mủ: thổ phục linh tán bột trộn với giấm, bôi ngoài da.
Chữa lao hạch, lở loét: thổ phục linh sắc, tán bột hoặc nấu với gạo ăn.
Chữa viêm da: thổ phục linh 20-40g, sắc uống hằng ngày.
Chữa viêm da có mủ: thổ phục linh 40g, kim ngân hoa 40g, cam thảo 12g. Sắc uống.
Chữa băng huyết, đới hạ: thổ phục linh sắc thêm đường đỏ (nếu băng huyết) thêm đường trắng (nếu đới hạ) uống.
Chữa cam tích gầy ốm, bụng to, phiền táo: thổ phục linh 16g, dã miên hoa căn 12g, tán bột nấu với gan lợn ăn; hoặc nấu với gạo ăn.
Chữa bệnh giang mai: thổ phục linh 40g, hà thủ ô 20g, vỏ núc nác 10g, ké đầu ngựa 10g, gai bồ kết (sao tồn tính) 8g. Sắc uống.
Chữa viêm bàng quang: thổ phục linh 30g, mã đề 20g, râu ngô 20g. Sắc uống.
Chữa đau thần kinh tọa: thổ phục linh 30g, dây đau xương 20g, cỏ xước 20g, tang ký sinh 20g, cốt toái bổ 10g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa phong thấp, gân xương đau nhức: thổ phục linh 20g, dây đau xương 20g, thiên niên kiện 8g, bạch chỉ 6g, cốt toái bổ 10g, đương quy 8g. Sắc uống ngày một thang
Thổ phục linh ngâm rượu giúp khí huyết lưu thông, bổ can thận, khử phong thấp: thổ phục linh 300g, lá lốt 800g, cà gai leo 300g, cỏ xước 300g, quế chi 100g, thiên niên kiện 300g, tất cả phơi khô, tán nhỏ, ngâm với 5 lít rượu trắng 35 - 40 độ từ 7 - 10 ngày, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30ml.
Hoặc: Ngũ gia bì, ngưu tất, mộc qua, tục đoạn, đỗ trọng, thiên niên kiện, quế chi, hà thủ ô, thổ phục linh, mỗi vị 20g, ngâm với 2 lít rượu trắng, mỗi tối uống 30ml
6. Bài thuốc dùng hỗ trợ điều trị ung thư: theo DS. Mai Thu Thủy
Ung thư đường tiêu hóa: thổ phục linh 30g, nấm hương 10g, bạch truật 20g. Sắc uống.
Ung thư hạch: thổ phục linh 100g, tán bột mịn để sắc nước uống hoặc thêm gạo nấu cháo ăn hàng ngày.
Ung thư bàng quang: thổ phục linh 30g, trà thụ căn 20g,tề thái 20g. Sắc uống.
7. Nghiên cứu thành phần hoá học của củ cây thổphục linh (Smilax glabra Roxb) họ Smilacaceae ở Thái Nguyên
Tiếp tục theo hướng nghiên cứu nói trên, cây thổ phục linh có tên khoa học Smilax glabra Roxb họ Smilacaceae thuộc loại thực vật của Việt nam, lại là cây thuốc dân gian nên được chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận văn này. Nghiên cứu sơ bộ về tác dụng dược học cây thổ phục linh cho biết thân củ cây có hoạt tình trị giun, sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinesis) và kháng siêu vi khuẩn, lợi tiểu, chống viêm. Ngoài ra thổ phục linh còn chữa thấp khớp, đau nhức gân xương, ung thũng, tràng nhạc, mụn nhọt, lở ngứa, giang mai, giải độc thủy ngân, dị ứng...
Xem chi tiết đề tài nghiên cứu tại đây (nguồn dữ liệu là file PDF có dung lượng 189kb)