1. Hình ảnh cây Bồng bồng - Dracaena angustifolia Roxb. thuộc họ Bồng bồng - Dracaenaceae.
Uy tín chất lượng khi mua bán cây thuốc vị thuốc, dược liệu này tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM địa chỉ mua bán uy tín cho mọi người
Bồng bồng có tên khoa học: Dracaena angustifolia trong tiếng Việt có nhiều tên gọi: phất dụ lá hẹp, cây phú quý, cây bánh tét. Là một loài thực vật có hoa trong họ Măng tây. Loài này được (Medik.) Roxb. mô tả khoa học đầu tiên năm 1814.
Tên thường gọi : Bồng bồng, Phất dũ sậy, Phất dũ lá hẹp, Phú quý, Bánh tét - Dracaena angustifolia Roxb. thuộc họ Bồng bồng - Dracaenaceae.
Mô tả: Cây dạng thảo sống dai, cao 1-3m, mang lá ở ngọn; trên thân thường có vết sẹo của những lá đã rụng. Lá hẹp, ôm thân, không cuống, dài 20-35 cm, rộng 1,2-4cm, thon lại thành mũi ở đầu, có rạch theo các gân. Hoa hình ống, dài 20-25 cm, màu lam ở ngoài, trắng ở trong xếp nhóm 1-3 cái, thành chuỳ ở ngọn dài 40cm hay hơn, có nhánh trải ra, dài 10-20 cm. Quả dạng quả mọng, hình cầu, đường kính 10-15cm, tuỳ theo quả có 1 hay 2 hạt.
Ra hoa tháng 2-4.
Hoa và lá cây Bồng bồng
2. Thông tin mô tả Công dụng và tác dụng của cây Dược Liệu
Bộ phận dùng: Rễ, lá và hoa - Radix, Folium et Flos Dracaenae.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố từ Ấn Độ, nam Trung Quốc qua Việt Nam đến Malaixia. Cây mọc ở nhiều nơi của nước ta, từ Lào Cai đến Ninh Bình... cũng thường được trồng. Thu hái rễ vào mùa thu, cạo bỏ vỏ ngoài, nấu chín, thái nhỏ, phơi khô. Thu hái hoa khi mới chớm nở, dùng tươi.
Tính vị, tác dụng: Rễ và hoa có tính giải nhiệt, giải độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cụm hoa non ăn được. Rễ nghiền ra lẫn với các chất thơm khác, dùng làm hương thơm. Nước sắc lá dùng chữa lỵ, chữa bệnh bạch đới và bệnh lậu. Kinh nghiệm dân gian dùng rễ và hoa trị lỵ ra máu. Hoa sao vàng sắc đặc trị hen. Lá giã nát, vắt lấy nước để nhuộm xanh bánh đúc.
Rễ cây Bồng Bồng (Thường nhầm lần là Sâu Cau) lý do bởi nó giống rễ cây Cau
3. Cách dùng theo dân gian:
Nhân dân dùng cây bồng bồng làm thuốc chữa hen.
Cách dùng như sau: hái lá đem về lấy khăn ướt lau sạch lông, thái nhỏ, sao qua cho héo. Ngày dùng 10 lá sắc với 1 bát rưỡi nước, cô còn 1 bát. Thêm đường vào, chia 3 - 4 lần trong một ngày. Nước hơi đắng và tanh, uống nhiều một lúc có thể gây nôn. Nên uống xa bữa cơm hoặc sau bữa cơm. Uống vào có thể thấy mỏi chân, tay, mình mẩy, đi ỉa lỏng (rất hiếm). Kết quả sau 2 - 3 ngày, có khi sau 7 - 8 ngày. Có trường hợp có kết quả sau 10 phút.
4. Đơn thuốc có dùng cây:
Chữa hen suyễn: Lá Bồng bồng 20g, Rau khúc 30g, Cam thảo đất 16g. Sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang, chia làm hai lần.
Chữa ho hen: Lá Bồng bồng 12g, Cỏ sữa lá to 10g, lá Dâu 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
Chữa hen suyễn: Lá Bồng bồng, mỗi ngày 10 lá, rửa sạch, thái nhỏ, sao qua rồi sắc nước uống chừng một chén chia ra uống 3-4 lần mỗi ngày.
Chữa đau răng: Ngắt lá cây Bồng bồng, lấy nhựa tiết ra đặt vào chỗ răng đau làm giảm đau nhức.
Diệt chấy và trứng chấy: Mủ (nhựa) cây Bồng bồng 50g, Dầu dừa 100ml, hai vị trên cho vào nồi nhỏ đặt lên bếp vừa đun vừa khuấy cho tan đều là được, lấy ra để còn ấm bôi lên tóc dùng lược chải cho thấm ướt đều cả da đầu, dùng khăn dày trùm đầu khoảng 1 giờ, gỡ khăn, gội đầu bằng dầu gội cho sạch dùng lược dày chải trứng và chấy đã chết. Khi bôi thuốc cần lưu ý tránh thuốc vào mắt.
Chữa hen: Hái lá đem về lấy khăn ướt lau sạch lông, thái nhỏ, sao qua cho héo. Ngày dùng 10 lá sắc với 1 bát rưỡi nước, cô còn 1 bát. Thêm đường vào, chia 3 - 4 lần trong một ngày. Nước hơi đắng và tanh, uống nhiều một lúc có thể gây nôn. Nên uống xa bữa cơm hoặc sau bữa cơm. Uống vào có thể thấy mỏi chân, tay, mình mẩy, đi ỉa lỏng (rất hiếm). Kết quả sau 2 - 3 ngày, có khi sau 7 - 8 ngày. Có trường hợp có kết quả sau 10 phút.
Đừng nhầm cây bồng bồng với một cây bồng bồng thuộc họ Hành tỏi. Nhân dân dùng nấu với tôm làm canh.