1. Cây Ngũ gia nhỏ, Ngũ gia - Acanthopanax gracilistylus W. W. Sm, thuộc họ Nhân sâm - Araliaceae.
Ngũ gia bì hương hay còn gọi là ngũ hoa (Tên khoa học: Eleutherococcus nodiflorus) là một loài thực vật có hoa trong Họ Cuồng cuồng. Loài này được (Dunn) S.Y.Hu mô tả khoa học đầu tiên năm 1980.
Ngũ gia bì hương hay còn gọi là ngũ hoa có tại Lào Cai (Sa Pa, Bắc Hà), Hà Giang (Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ).
2. Thông tin mô tả chi tiết Dược Liệu Ngũ gia nhỏ
Mô tả: Cây gỗ nhỡ, cao 2-3m. Thân cành có gai thưa. Lá kép chân vịt có 5 lá chét hình trái xoan ngược, mép có răng; gân phụ 4-5 cặp, cuống phụ ngắn, cuống chung dài. Tán ở nách lá, mang nhiều hoa; hoa có 5 lá đài, 5 cánh hoa, 5 nhị, bầu có hai vòi nhuỵ. Quả tròn tròn dẹt, khi chín có màu đen.
Hoa tháng 6-9, quả tháng 9-12.
Bộ phận dùng: Vỏ rễ và vỏ thân - Cortex Radicis et Cortex Acanthopanacis, thường gọi là Ngũ gia bì.
Nơi sống và thu hái: Loài của Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Cây mọc ở savan vùng núi 1200-1400m ở Hà Giang. Cũng được gây trồng. Vỏ rễ, thân thu hoạch vào mùa thu, rửa sạch phơi khô dùng.
Thành phần hoá học: Vỏ rễ chứa acid kaurenoic, eugenol, isofraxedinoside.
Tính vị, tác dụng: Vị cay, đắng, tính ấm, mùi thơm; có tác dụng khư phong thấp, ích can thận, bổ gân cốt.
Công dụng: Dùng làm thuốc mạnh gân xương, chữa đau mình mẩy, phong thấp đau nhức khớp, đòn ngã tổn thương, cam tích, thận hư, làm tăng trí nhớ và dùng cho trẻ em chậm biết đi, cước khí, gãy xương. Ngày dùng 6-12g, ngâm rượu uống hoặc sắc uống.
3. Một số thông tin hình ảnh nhận biết cây Ngũ gia bì hương; Ngũ gia, Ngũ gia bì, Ngũ gia nhỏ
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 3-4, quả tháng 4-7. Tuy nhiên, cây mọc ở Việt Nam ra hoa rất nhiều, nhưng đậu quả ít. Tái sinh cây chồi khoẻ sau khi bị chặt. Cây ưa sáng, ưa khí hậu ẩm mát ở vùng núi cao. Cây mọc lẫn với các cây bụi khác ở chân núi đá vôi, độ cao khoảng 1500 m; còn được trồng ở bờ rào vườn.
Trong các điểm phân bố trên, chỉ có một điểm tại Phó Bảng (Đồng Văn-Hà Giang) có cây mọc tự nhiên ở chân núi, với số cá thể ít. Các điểm khác là do trồng hoặc trở lên hoang dại hoá.
Vỏ thân và vỏ rễ được dùng làm thuốc mạnh gân xương, chữa đau mình mẩy, phong thấp đau nhức khớp, đòn ngã tổn thương, cam tích, thận hư, làm tăng trí nhớ và dùng cho trẻ em chậm biết đi, cước khí, gãy xương.