Trong nước ép mướp đắng có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng quan trọng khác nhau, từ sắt, magiê, kali và vitamin C. Đặc biệt, nó chứa lượng canxi gấp đôi so với rau bina, gấp đôi beta-carotene của bông cải xanh và kali của chuối. Để giảm vị đắng của nước ép mướp đắng, bạn có thể thêm một ít mật ong hoặc đường thốt nốt, kết hợp chúng với táo hoặc lê. Bạn cũng có thể thêm nước cốt chanh để giảm độ đắng của mướp.
Tốt cho người bị ung thư tụy: Một trong những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên nhất của mướp đắng là đặc tính chống ung thư của nó. Mướp đắng đã được chứng minh để làm gián đoạn sản xuất glucose, có khả năng ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư tuyến tụy. Bên cạnh đó, nó cũng có thể bỏ đói các tế bào ung thư gan, đại tràng, vú và tiền liệt tuyến.
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Theo các nghiên cứu thì mướp đắng có chứa một hợp chất giống insulin gọi là Polypeptide-p hoặc p-insulin, chất này đã được chứng minh là có thể kiểm soát bệnh tiểu đường một cách tự nhiên.
Làm đẹp da: Nước ép mướp đắng có chất chống oxy hóa mạnh cùng với vitamin A và C giúp ngăn ngừa lão hóa da sớm và giảm nếp nhăn. Hơn nữa, nó cũng làm giảm mụn trứng cá, hỗ trợ trong điều trị bệnh chàm và bệnh vẩy nến, cũng như bảo vệ da khỏi các tia cực tím có hại đem lại cho bạn làn da tươi sáng.
Làm sạch gan: Được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Vitamin và Dinh dưỡng, một nghiên cứu đã kết luận rằng trong mướp đắng có chứa một hợp chất có tên Momordica Charantia cung cấp khả năng bảo vệ chống lại suy gan bằng cách tăng cường hoạt động chống oxy hóa của các enzym trong gan. Nó cũng tăng cường hoạt động của bàng quang.
Giảm Cholesterol: Bạn có thể giảm lượng cholesterol trong máu bằng cách sử dụng mướp đắng. Cholesterol máu cao cần được chẩn đoán thông qua xét nghiệm máu. Giảm cholesterol cũng đồng nghĩa với việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Mướp đắng là một vị thuốc tự nhiên giúp cơ thể ngăn ngừa các biến cố tim mạch.
Lưu ý: Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên ăn mướp đắng vì có thể gây kích thích tử cung, chảy máu. Bệnh nhân đang sử dụng thuốc để hạ thấp lượng đường thì ăn thêm mướp đắng có thể khiến mức đường trong máu xuống thấp hơn cho phép, không tốt cho sức khỏe. Đối với những bệnh nhân có huyết áp thấp, nên hạn chế sử dụng loại rau quả này. Người bị bệnh thiếu men (enzyme) G6PD ăn mướp đắng gây đau đầu, sốt. Người sau phẫu thuật ăn mướp đắng sẽ cản trở quá trình kiểm soát lượng đường huyết.