1.Đặc điểm vị thuốc đỗ trọng
Cây đỗ trọng cho vị thuốc là vỏ thân.
Vỏ đẽo về, đem nhúng nước sôi, trải ở chỗ bằng phẳng, bên dưới và xung quanh có lót rơm, bên trên đè vật nặng cho vỏ phẳng, rồi ủ cho nhựa chảy ra.
Khi thấy mặt trong vỏ có màu nâu đen hay tím đen, đem phơi khô và cạo vỏ ngoài cho nhẵn bóng. Dược liệu là những mảnh dẹt, mặt ngoài màu vàng nâu đến nâu xám, có nhiều vết nhăn dọc, nhiều lỗ bì nằm ngang và vết tích của cành cây. Mặt trong màu tím đen, có vết nhựa khi bẻ, nhựa kéo thành những sợi màu trắng đàn hồi giống như tơ mành.
Khi dùng, có thể để sống hoặc tẩm vỏ với nước muối trong 2 giờ với tỷ lệ 1kg vỏ đỗ trọng và 30g muối pha trong 200ml nước rồi sao vàng. Có thể chế biến là cao lỏng hoặc ngâm rượu.
2.Bài thuốc trị tăng huyết áp từ đỗ trọng
2.1 Cao lỏng đỗ trọng
Đỗ trọng 1kg thái nhỏ, cho vào nồi nhôm (không dùng nồi sắt). Đổ nước ngập dược liệu. Đun sôi trong 6– 8 giờ (nếu cạn cho thêm nước sôi). Chắt nước thứ nhất. Thêm nước và tiếp tục đun trong 3-4 giờ. Chắt nước thứ hai. Trộn hai nước lại, lọc rồi cô nhỏ lửa còn 250-500ml là được. Bảo quản bằng 10ml cồn hoặc acid benzoic 0,1%. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1-2 thìa cafe.
Đỗ trọng 1kg thái nhỏ, cho vào nồi nhôm (không dùng nồi sắt). Đổ nước ngập dược liệu. Đun sôi trong 6– 8 giờ (nếu cạn cho thêm nước sôi). Chắt nước thứ nhất. Thêm nước và tiếp tục đun trong 3-4 giờ. Chắt nước thứ hai. Trộn hai nước lại, lọc rồi cô nhỏ lửa còn 250-500ml là được. Bảo quản bằng 10ml cồn hoặc acid benzoic 0,1%. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1-2 thìa cafe.
2.2 Rượu ngâm đỗ trọng
Đỗ trọng 200g thái nhỏ, ngâm vào 1.000ml rượu 30-40 độ trong 20 -30 ngày, càng lâu càng tốt. Thỉnh thoảng lắc đều.
Để lấy được hết hoạt chất trong được liệu, có thể ngâm đỗ trọng với 600ml rượu trong 4 ngày. Gạn lấy dung dịch đầu. Thêm 200ml rượu vào tiếp tục ngâm 2 ngày. Gạn dung dịch thứ hai. Ngâm tiếp với 200ml rượu trong 2 ngày nữa. Gạn dung dịch thứ ba. Đem hợp 3 dung dịch lại và lọc trong. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10ml.
Đỗ trọng là một loài cây gỗ nhỏ, có nguồn gốc ở Trung Quốc. Nó đã tuyệt chủng trong tự nhiên hoang dã, nhưng được trồng khá rộng rãi với tên gọi dân gian là cây đỗ trọng tại Trung Quốc để lấy vỏ có giá trị cao trong y học cổ truyền.
2.3 Bài thuốc sắc uống
Dùng 1 trong số bài thuốc sau:
Bài 1: Đỗ trọng 60g, hạ khô thảo 60g, mẫu đơn bì 30g, thục địa 30g. Tất cả phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, luyện với hồ làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8-10g.
Bài 2: Đỗ trọng 14g, thạch quyết minh 20g, tang ký sinh 16g, dạ giao đằng 16g, ích mẫu 16g, câu đằng 12g, phục linh 12g, ngưu tất 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 8g, thiên ma 6g.
Nếu nhức đầu, thêm cúc hoa 12g, mạn kinh tử 12g;
Nếu ít ngủ thêm toan táo nhân 8g, bá tử nhân 8g. Tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Bài 3: Đỗ trọng 33g, hoàng bá 10g, sa nhân 6,6g, cam thảo 6,6g. Trong trường hợp bị suy tim, thêm quế 6,6g. Cho thêm 800ml nước, đun sôi trong 15-20 phút, chia uống làm 3 lần trong ngày.