1. Hạt dẻ ngựa chữa suy giãn tĩnh mạch chân bằng cách nào?
Tìm hiểu viên uống: Vascovein hỗ trợ giảm triệu chứng suy giãn tĩnh mạch hộp 30 viên
1.1 Cải thiện lưu thông máu
Hạt dẻ ngựa chứa các chất dinh dưỡng và các thành phần giúp tăng lưu thông máu trong cơ thể, do đó giúp giảm chứng giãn tĩnh mạch.
1.2 Chống lại tình trạng giãn tĩnh mạch
Suy tĩnh mạch mạn tính là một vấn đề phổ biến mà những người bị suy giãn tĩnh mạch phải đối mặt. Do đó, hạt dẻ ngựa làm giảm vấn đề này và chống lại chứng giãn tĩnh mạch.
1.3 Giảm đau
Các thành phần có trong hạt dẻ ngựa giúp giảm đau và chuột rút ở chân. Vì vậy, những bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch có thể giảm đau bằng cách uống chiết xuất hạt dẻ ngựa.
1.4 Giảm phù nề, sưng và viêm
Hạt dẻ ngựa giúp chống lại chứng giãn tĩnh mạch bằng cách giảm phù nề ở chân do có chứa các chất dinh dưỡng giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng trong tĩnh mạch. Aescin có trong hạt dẻ ngựa ngăn chặn sự rò rỉ chất lỏng từ các mao mạch máu bị tổn thương.
Ngoài ra, hạt dẻ ngựa còn có tác dụng làm giảm sưng và viêm ở mắt cá chân và chân do giãn tĩnh mạch gây ra.
1.5 Cải thiện độ đàn hồi của tĩnh mạch
Vấn đề giãn tĩnh mạch làm giảm tính đàn hồi của tĩnh mạch và làm cho chúng rất yếu. Hạt dẻ ngựa chứa các chất dinh dưỡng giúp tăng độ đàn hồi của tĩnh mạch; giúp ngăn chặn hoạt động của các enzym làm thủng mao mạch ở chân. Do đó, tình trạng và sức khỏe của tĩnh mạch tốt hơn dẫn đến giảm các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Xem sản phẩm sản xuất tại Nga: [MẪU MỚI] KEM VARIKOSETTE_Khắc tinh suy giãn tĩnh mạch
2. Sử dụng hạt dẻ ngựa như thế nào?
Hạt dẻ ngựa chủ yếu được sử dụng dưới dạng chiết xuất từ hạt. Đối với đường uống có thể dùng thuốc viên. Thuốc đạn được sử dụng để chống lại bệnh trĩ. Ngoài ra, chất chiết xuất từ hạt dẻ ngựa có thể được áp dụng dưới dạng gel, thuốc mỡ hoặc kem dưỡng da.
3. Cần lưu ý những gì khi dùng hạt dẻ ngựa?
3.1 Không dùng hạt dẻ ngựa khi chưa chế biến
Hạt dẻ ngựa chứa một lượng đáng kể chất độc gọi là esculin và có thể gây tử vong nếu ăn sống.
3.2 Phản ứng không mong muốn
Mỗi ngày, người bệnh chỉ được sử dụng tối đa 150mg chiết xuất hạt dẻ ngựa. Trong quá trình sử dụng, người bệnh có thể gặp một số phản ứng phụ như phát ban, chóng mặt, đau bụng.
3.3 Tương tác với một số loại thuốc
Nếu bạn đang sử dụng một số loại thuốc như thuốc trị tiểu đường, thuốc chống đông máu, thuốc lithium... cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng vì hạt dẻ ngựa có thể làm thay đổi tác dụng của thuốc.
3.4 Các trường hợp không được dùng
Trẻ em, những người bị dị ứng với thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật không nên dùng chiết xuất hạt dẻ ngựa.
Bên cạnh đó, các trường hợp mắc bệnh tiểu đường, rối loạn xuất huyết, mắc bệnh gan, thận hoặc có các vấn đề về tiêu hóa cũng không được tự ý dùng hạt dẻ cười mà cần có ý kiến của bác sĩ điều trị.
Ngoài ra, các trường hợp cần phẫu thuật cần ngừng dùng hạt dẻ ngựa ít nhất 2 tuần trước khi thực hiện.
Hoặc xem sản phẩm của Đức: Bộ Kem Bôi và Viên uống giãn tĩnh mạch Abtei Venen Aktiv 125ML của Đức - Date mới Đủ Bill
Quả của dẻ ngựa châu Âu (Aesculus hippocastanum) là một loại quả nang.
Tác dụng phụ của hạt dẻ ngựa
Một số tác dụng phụ tiềm năng của hạt dẻ ngựa có thể không được ghi nhận. Hãy chắc chắn rằng bạn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu của bạn để được tư vấn y tế trước khi dùng. Hiện nay, hạt dẻ ngựa chủ yếu đang được dùng làm thành phần của kem bôi ngoài da để điều trị suy giãn tĩnh mạch chân và trĩ.
Chưa nên dùng đường uống đối với các sản phẩm hạt dẻ ngựa, do chưa đủ chứng cứ chứng minh tính an toàn khi sử dụng đường uống và đường toàn thân, mặc dù một số nghiên cứu lẻ tẻ cho rằng hạt dẻ ngựa có nhiều lợi ích khác như chống ung thư hay điều trị vô sinh? Vẫn nên thận trọng và chờ đợi các kết luận của các nghiên cứu khoa học quy mô và uy tín trên thế giới.
Theo suckhoedoisong