Những nghiên cứu khoa học tác dụng dược lý của Bái nhọn

Bái nhọn có danh pháp khoa học là Sida acuta Burm.F. Họ: Bông (Malvaceae), chúng có nhiều tên gọi khác như chổi đực dại, bái chổi. Đây là loại cây có rất nhiều công dụng, vì vậy chúng tôi đã tập hợp những nghiên cứu tác dụng dược lý của loài cây này để giới thiệu tới bạn đọc.

NHỮNG NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA BÁI NHỌN

Xem them Cây dược liệu cây Chổi đực, Bái chổi, Bái nhọn - Sida acuta Burm f ...

1. Tác dụng chống sốt rét 

  • Đã thử tác dụng chống sốt rét của 4 cây thuốc vẫn được các thầy thuốc ở Burkina Faso chữa bệnh sốt là chổi dại (toàn cây), xà cừ, một loại giáng hương Pterocarpus erinaceus và một loại trâm bầu . 
  • Combretum micranthum trên ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum phân lập từ bệnh nhân bị sốt rét trên lâm sàng.

Kết quả : Cao chiết nước toàn cây chổi đực có tác dụng mạnh nhất với IC50 < 5 µg/ml;  nhựa cây P.erinaceus có tác dụng kém hơn với IC50 > 10 µg/ml ; cây còn lại tác dụng không rõ rệt (Karou, Dicko et al., 2003). 

  • Một công trình khác ở Pháp cũng nghiên cứu Tác dụng chống sốt rét của cây chổi đực dại dựa vào các thầy lang ở nước Bờ Biển Ngà và Nigeria dùng cây này để chữa sốt rét. Cao chổi đực đại được chế bằng cách lấy toàn cây, nghiền thành bột, rồi chiết bằng cách sắc với nước như các thầy thuốc Nigeria vẫn tiến hành . Ngoài ra còn chiết với ethanol để được cao ethanol. Cao chổi đực đại đã được thử trên 2 chủng Plasmodium falciparum: chủng kháng chloroquin Cameroon FeM29 và chủng nhạy với chloroquin Nigeria. 

Kết quả: Cả 2 cao nước và cao ethanol đều có tác dụng ức chế Plasmodium falciparum, IC50 với chủng kháng chloroquin ở Cameroon là 3,9 µg/ml và với chúng nhạy chloroquin ở Nigeria là 5,4 µg/ml. Đã xác định được dụng kháng ký sinh trùng sốt rét P. falciparum của cây chổi đực do trong chổi đực có alcaloid cryptolepin (Banzouri, Prado et al., 2004).

2. Tác dụng bảo vệ gan

  • Đã đánh giá tác dụng bảo vệ gan cao methanol của rễ cây chổi đực dại dùng mô hình gây độc gan bằng paracetamol liều cao ở chuột cống trắng và mô hình thời gian ngủ do hexobarbiton. Thí nghiệm được tiến hành trên 3 lô lô 1, đối chứng sinh lý, không dùng thuốc cũng không dùng paracetamol; lô 2, gây tổn thương gan bằng paracetamol liều cao và không dùng thuốc; lô 3, dùng thuốc rồi dùng paracetamol như lô 2.

Kết quả: Trên mô hình gây tổn thương gan bằng paracetamol ở chuột cống trắng ở lô 2, chuột bị tổn thương gan, các thông số AST, ALT, phosphatase kiềm và bilirubin tăng rất mạnh. Xét nghiệm mô bệnh học gan ở lô 2, thấy gan bị tổn thương, có nhiều ổ thêm nhiễm và hoại rất rõ so với lô 1 . Ở lô 3 có dùng cao rễ cây chổi đực dại, tất cả các thông số hoá sinh và mô bệnh học gan đều giảm có ý nghĩa so với lô 2. Trên mô hình đánh giá thời gian ngủ do hexobarbiton ở chuột nhắt trắng, ở lô 2 dùng paracetamol liều cao và không dùng thuốc, thời gian ngủ do hexobarbiton kéo dài có ý nghĩa so với lô 1 là do paracetamol làm gan tổn thương , nên sự chuyển hoá của hexobarbiton kém, làm cho nồng độ hexobarbiton tồn tại trong cơ thể lâu hơn, nên giấc ngủ kéo dài hơn. Ở lô 3, do cao chổi đực dại có tác dụng bảo vệ gan, nên hexobarbiton bị chuyển hoá nhanh hơn, dẫn đến thời gian ngủ rút ngắn có ý nghĩa so với lô 2.

Kết luận: Rễ cây chổi đực dại có tác dụng bảo vệ gan và việc dùng rễ chổi đực để chữa bệnh gan của nhân dân Ấn Độ là có cơ sở khoa học (Sreedevi Latha et al., 2009).

3. Tác dụng giải độc nọc rắn 

  • Đã sàng lọc 72 cây thuốc mà các thầy lang ở Colombia cho là có tác dụng trị rắn cắn nọc độc của Bothrops atrox (BA) ở chuột nhắt trắng . Trước hết xác định LD50 của BA đường tiêm phúc mạc ở chuột nhắt trắng LD50 = 66,2µg / 20g chuột. Các thuốc nghiên cứu được nghiền riêng từng loại thành bột, chiết với ethanol , thu hồi dung rồi cô dưới áp suất giảm đến thể chất cao khô Mỗi cao được pha thành dung dịch nồng độ (20 mg / ml nọc BA được pha thành dung dịch 0,05%  (0,5 mg /ml ). Trước khi tiêm cho chuột trộn 2 dung dịch trên đồng thể tích ủ , rồi tiêm phúc mạc cho chuột liều là 0,4 ml cho 20g chuột , tính liều của cao mỗi chuột 20g là 4mg và 99,3 µg nọc BA. (bằng 1,5LD50) . 

Kết quả: Ở lô không dùng thuốc thay dung dịch cao bằng NaCl 0,9 % với cùng thể số chuột sống sót là 10 - 30 % (đã dùng nhiều). Có 7 cây cho lệ chuột sống là 100 %, 6 trong đó chưa thấy có ở Việt Nam, 1 có ở Việt Nam quả chín của cây chanh kiên Citrus liminia Osbeck. Có 4 cây cho tỷ lệ chuột sống 45 - 80 % là toàn cây chổi dại, lá và cành cây điều nhuộm còn 2 cây chưa thấy ở Việt Nam. Cũng đã nghiên cứu dùng riêng cao và nọc độc. Cao (chỉ nghiên cứu 11 cây có tác dụng trong thí nghiệm trên) được dùng uống hoặc tiêm phúc mạc 60 trước khi gây chết chuột bằng tiêm một liều bằng 1,5LD50 là 204µg cho một chuột 20g (LD50 ở đây tiêm bắp, khác với LD50 trong thí nghiệm trên tiêm phúc mạc ).

Kết quả : Các cây chanh kiên quả chín), chổi đực đại (toàn cây) và Dracontium croati (thân rễ) cho tỷ lệ chuột sống rất cao so với lô chứng và các cây khác (Otero Nunez et al. 2000). 

HÌnh ảnh cây Bái Nhọn

4. Tác dụng chống xuất huyết của chồi đực đại do nọc rắn

  • Đã sàng lọc 75 cao từ các cây khác nhau mà các thầy lang Colombia vẫn dùng chữa rắn cắn trên tác dụng xuất huyết do nọc của loài Bothrops atrox (BA).
  • Trước hết , xác định ở chuột nhắt trắng liều tối thiếu gây xuất huyết cho chuột bằng cách tiêm trong da một lượng nọc độc BA thấp nhất mà vẫn thấy máu ra ở chỗ tiêm. Liều này đã xác định được là lµg, nhưng khi thí nghiệm đã dùng một liều là 10kg (gấp 10 lần). 
  • Trộn 4mg và 10g nọc BA, rồi tiêm trong da cho chuột và theo dõi sự xuất huyết từ nốt tiềm này.

Kết quả : Ở lô đối chứng không có cao thử, 100 % chuột bị xuất huyết. Ở lô có cao nghiên cứu, thấy 12 trong 75 (16 %) cao thủ không có xuất huyết; 19 trong 75 cao (25 %), tỷ lệ chuột bị xuất huyết trong lô là 21 - 75 % trong đó có cao chổi đực đại (toàn cây). Khi dùng cao riêng không trộn vào với nọc BA cho chuột uống, tiêm phúc mạc hoặc tiêm tĩnh mạch , đó mới tiêm trong da 10kg nọc BA, 19 trong 75 cao đã thử (25%) không thấy chuột bị xuất huyết (Otero, Nunez et al., 2000b).

5. Tác dụng kích thích tìm

Cho toàn cây chổi đực dại (chiết bằng ethanol 50%) có tác dụng kích thích, làm tăng co bóp tim chuột lang cô lập (Dhar et al., 1969). Rễ chổi đực dại có ephedin (0,07 % ), một thuốc kích thích thần tinh cảm nên gây kích thích tim và tăng huyết áp. Các bộ phận trên mặt đất của cây chổi đức và cả rể còn có cryptolepin (Van Valkenburg et al. 2001, vol. II: 496].

6. Tác dụng trên cơ trơn

Phần tan trong nước của cao ethanol toàn cây chổi đực dại gây tác dụng co thắt trên chế phẩm cơ trơn cô lập như hồi tràng , khí quản và tử cung của động vật thực nghiệm . Như vậy tác dụng của cao tương tự tác dụng của acetylcholin . Hai tác dụng kích thích giao cảm (mục và kích thích phó giao cảm (mục này ) đối lập nhau , tuy dạng chiết để thử có khác nhau , nhưng cũng cần nghiên cứu thêm.

7. Tác dụng kháng khuẩn 

Hạt chưa xử lý (như ủ cả cây hạt hoặc với phân súc vật) chỉ thu hái và phơi khô rồi chiết cao có tác dụng kháng khuẩn trên Bacillus subliti, Escherichia coli , Pseudomonas cichorii và Salmonella typhimurium [Van Valkenburg et al . 2001 vol . II: 496 ] 

8. Tác dụng trên côn trùng 

Cao lá chổi đực dại ức chế mạnh sự ăn và gây độc trên ấu trùng của loại côn trùng Earias virtella [Van Valkenburg et al., 2001, vol. II: 496]. 

9. Sử dụng nạp thuốc

Cao ethanol toàn cây chổi đực dại có liều dung nạp tối đa là 500 mg / kg ở chuột nhắt trắng (liều tối đa mà chuột không có biểu hiện độc) dùng đường tiêm phúc mạc (Dhar et al., 1969).

Với nhiều tác dụng dược lý như trên mà loài cây này được sử dụng để chữa trị về tiêu hóa kém, bồi bổ cũng như lợi tiểu, chữa đau dây thần kinh, dùng ngoài chữa lở loét, viêm nhiễm. Qúy độc giả vui lòng hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng. 

Theo Viện Nghiên cứu phát triển Y Dược cổ truyền Việt Nam