Nhận diện cây chó đẻ răng cưa
Cây chó đẻ răng cưa còn gọi là diệp hạ châu, diệp hòe thái, có tên khoa học là Phyllanthus urinaria L. thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae.
Cây chó đẻ răng cưa hay còn gọi là cây chó đẻ, diệp hạ châu, diệp hạ châu đắng, cây cau trời. Tên Hán Việt khác: trân châu thảo, nhật khai dạ bế, diệp hậu châu. Cây có hạt tròn xếp thành hàng dưới lá nên gọi là diệp hạ châu (diệp: lá, hạ: dưới, châu: ngọc tròn) (danh pháp hai phần: Phyllanthus urinaria, đồng nghĩa: Diasperus urinaria (Linnaeus) Kuntze; Phyllanthus alatus Blume; P. cantoniensis Hornemann; P. cantoniensis Schweigger (1812), không Hornemann (1807); P. chamaepeuce Ridley; P. lepidocarpus Siebold & Zuccarini; P. leprocarpus Wight; P. nozeranii Rossignol & Haicour.).
Đây là cây thân thảo, cao chừng 30 cm, thân gần như nhẵn, thường có màu đỏ. Lá mọc so le, lưỡng lệ trông như lá kép, phiến lá thuôn, dài 5 – 15 mm, rộng 2 – 5 mm, đầu nhọn hay hơi tù, mép nguyên nhưng hơi có răng cưa rất nhỏ, mặt dưới màu lơ xanh, không cuống hoặc cuống rất ngắn.
Hoa mọc ở kẽ lá, nhỏ, màu đỏ nâu, đơn tính, hoa đực và hoa cái cùng gốc. Hoa không cuống hoặc có cuống rất ngắn. Quả treo lủng lẳng dưới lá (do đó cây có tên Diệp hạ châu). Hạt ba cạnh, hình trứng, màu nâu nhạt, có vân ngang.
Cây mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Mùa thu hái quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa hè. Toàn bộ các bộ phận của cây chó đẻ răng cưa có thể chế biến thành thuốc chữa bệnh. Cây khi hái về, cần phải cắt bỏ phần rễ, sau đó rửa sạch, băm nhỏ.
Theo y học cổ truyền, cây chó đẻ răng cưa là vị thuốc có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, tiêu viêm, tán ứ, thông huyết mạch, trừ thấp.
Cây chó đẻ răng cưa hay còn gọi là cây chó đẻ, diệp hạ châu, diệp hạ châu đắng, cây cau trời. Tên Hán Việt khác: trân châu thảo, nhật khai dạ bế, diệp hậu châu. Cây có hạt tròn xếp thành hàng dưới lá nên gọi là diệp hạ châu.
Tác dụng của cây chó đẻ răng cưa
Ở nhiều nơi, chó đẻ răng cưa được dùng để trị mụn nhọt, đinh râu, chữa rắn cắn... có thể dùng bằng cách đắp ngoài hoặc sắc nước uống.
Ngoài ra, loại thảo dược này còn dùng để hạ sốt, lợi tiểu, hỗ trợ trị đái tháo đường, viêm âm đạo, viêm đại tràng...
Đặc biệt chó đẻ răng cưa còn được sử dụng trong hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ và cho thấy hiệu quả tốt. Dược liệu này giúp giải độc, bảo vệ gan, kích thích tiêu hóa nhờ tác dụng của các thành phần hoạt chất như flavonoid, alcaloid phyllanthin và các hợp chất hypophyllanthin, niranthin, phylteralin…
Cách dùng cây chó đẻ răng cưa hỗ trợ trị gan nhiễm mỡ
Để điều trị bệnh gan nhiễm mỡ, cây chó đẻ răng cưa có thể được dùng tươi hoặc phơi khô.
- Cây tươi sau khi thu hái về, rửa sạch, cắt thành từng đoạn ngắn cho vào đun sôi với nước trong 5 – 10 phút sau đó chắt lấy nước uống thay nước lọc, ngày 2 – 3 lần sau bữa ăn. Khi uống có thể thêm chút đường hoặc chút muối để dễ uống.
- Đối với cây đã phơi khô, khi dùng bốc một nắm cho vào ấm, hãm như hãm trà và uống trong ngày.
Chó đẻ răng cưa cũng có thể được dùng kết hợp với nhân trần và vọng cách. Lấy 10g cây chó đẻ khô, 10g nhân trần, 10g vọng cách cho vào ấm cùng với 500ml nước, đun cho tới khi còn 200ml nước, chia nước thuốc thành 2 phần, uống hết trong ngày.
Lưu ý:
Cây chó đẻ răng cưa tuy cho thấy hiệu quả tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ nhưng việc sử dụng thuốc không đúng cách hoặc lạm dụng quá mức sẽ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.
Cây có tính hàn, khi dùng lâu ngày làm hao tổn dương khí, gây ra các biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, tinh thần uể oải, dễ choáng, hoa mắt, thiếu tập trung, khả năng tư duy giảm sút…
Do đó, khi dùng chó đẻ răng cưa, người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng với mục đích phòng bệnh.
Ghi chú: Phân biệt với loài Phyllanthus urinaria L. có thân có màu đỏ, mũi lá nhọn, vị ít đắng hơn cũng được sử dụng làm thuốc.
Tìm hiểu thêm sản phẩm cùng loại: Chỉ 33k có ngay Lá vối nếp sấy khô siêu sạch, đánh bay tiểu đường, gout, gan nhiễm mỡ, lợi tiểu, giảm cân hiệu quả [500 gram]
Theo skđs