1. Polyp túi mật là gì? Tại sao có polyp túi mật?
Polyp túi mật là tổn thương dạng u hoặc giả u xuất hiện và phát triển trên bề mặt niêm mạc túi mật. Đây là hình thái tổ chức xuất phát từ thành túi mật phát triển lồi vào trong lòng túi mật. Mọi đối tượng, mọi lứa tuổi đều có thể bị polyp túi mật, nhưng bệnh chủ yếu bệnh hay gặp ở người trưởng thành.
Các dạng polyp túi mật thường gặp:
- Polyp thể cholesterol: chiếm đa phần và có đường kính dưới 10 mm và thuộc dạng đa polyp. Nguyên nhân hình thành polyp thể này là sự lắng đọng cholesterol trên thành túi mật. Với thể này, siêu âm rất dễ phát hiện.
- Polyp thể viêm: có bản chất đa dạng mô sơ sẹo bởi các tổn thương viêm mạn tính trên thành túi mật gây ra. Đường kính polyp thể này thường nhỏ hơn 10 mm, chân rộng và không gây ung thư.
- Polyp thể u tuyến: là 1 dạng tổn thương tiền ung thư, polyp dạng này có kích thước từ 5-20mm, có cuống hoặc không cuống, xuất hiện đơn lẻ. Polyp thể này hiếm gặp và chỉ được phát hiện tình cờ qua các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hoặc hình thành sau khi cắt túi mật.
- Polyp thể phì đại cơ tuyến: hay gặp ở người trưởng thành, tỷ lệ tăng dần theo tuổi, thường xuất hiện đơn lẻ và nằm ở đáy túi mật. Đặc biệt thể này có khả năng phát triển thành ung thư.
Đọc thêm: Dấu hiệu nhận biết ung thư túi mật
Thực tế, có khoảng 92% polyp túi mật là lành tính và không gây ra triệu chứng nên thường được phát hiện tình cờ qua khám tổng thể hoặc khám các bệnh khác. Số ít trường hợp gây ra các dấu hiệu giống như sỏi mật: đau hạ sườn phải hoặc trên vùng rốn, buồn nôn, nôn, đầy bụng, ăn uống chậm tiêu...hoặc gây ra những biến chứng cấp tính: viêm túi mật, ứ trệ dịch mật...
Tuy đa số polyp túi mật là lành tính, nhưng vẫn có một số trường hợp là ung thư, đây là mối nguy tiềm ẩn cho tính mạng bệnh nhân. Vì vậy, việc phát hiện và xử lý polyp ác tính có ý nghĩa cứu sống bệnh nhân.
2. Polyp túi mật có nguy hiểm?
Polyp túi mật không thể tự biến mất. Hướng điều trị phổ biến nhất hiện nay là cắt túi mật, tuy nhiên phẫu thuật chỉ được áp dụng khi nguy cơ polyp ác tính và có thể tiến triển thành ung thư cao. Trường hợp còn lại điều trị đều hướng đến mục tiêu là phòng ngừa sự gia tăng kích thước vì điều này rất dễ biến thành ung thư.
Polyp túi mật ác tính thường sẽ có những đặc điểm khác biệt rất dễ nhận biết như:
- Polyp xuất hiện ở người trên 50 tuổi.
- Phát triển nhanh bất thường và dễ dàng lan rộng hoặc tăng thêm về số lượng cũng như kích thước trong một thời gian ngắn.
- Polyp có triệu chứng điển hình nêu trên và gây viêm túi mật thường xuyên.
- Polyp túi mật ở người bệnh viêm xơ tiểu đường mật bất kể kích thước và hình thái thế nào.
- Polyp bất thường khả năng phát triển ác tính cao: kích thước polyp lớn (hơn 10mm); hoặc polyp kích thước nhỏ, nhưng mọc thành cụm lớn trong túi mật hoặc một polyp và polyp có chân rộng...
3. Khi nào cần cắt polyp túi mật?
Mặc dù phần lớn các trường hợp polyp túi mật là lành tính, nhưng vẫn còn có khoảng 5-8% nguy cơ tiến triển thành ung thư. Chính vì vậy việc phát hiện sớm và có các biện pháp dự phòng, điều trị kịp thời là rất quan trọng.
Người bệnh cần theo dõi sự phát triển của polyp cũng như những triệu chứng polyp gây ra theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong nhiều trường hợp bác sĩ cũng có thể xem xét cắt bỏ túi mật để ngăn ngừa polyp phát triển ác tính gây ung thư. Tuy nhiên, có cần thiết phải cắt bỏ túi mật hay không vẫn phải tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Hiện nay cắt polyp túi mật bằng phương pháp mổ nội soi nên không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, mổ bằng phương pháp nào thì người bệnh vẫn có thể gặp một số biến chứng về tiêu hóa vì túi mật là kho dự trữ mật để đổ vào ruột khi ta ăn, sau khi không còn túi mật, dịch mật do gan liên tục sản xuất ngày đêm sẽ đổ thẳng vào ruột và gây ra: tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu... Vì thế, người bệnh sau khi cắt bỏ túi mật cần điều chỉnh chế độ ăn như ăn ít chất béo, tăng chất xơ từ rau củ, quả, chia nhỏ các bữa ăn...
BS. Nguyễn Phương Anh
Thông tin tham khảo: Khỏi Polyp túi mật và viêm túi mật nhờ loại rau này
Hình ảnh polyp túi mật.