1. Cây Hồng anh - Papaver rhoeas L., thuộc họ Thuốc phiện - Papaveraceae.
2. Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu hồng anh
Mô tả: Cây thảo cao khoảng 60cm, có lông và có mủ trắng. Thân mọc thẳng, phân nhánh. Lá mọc đối không có lá kèm; các lá ở đoạn giữa thân không ôm thân và chia thuỳ nhọn nhiều hay ít. Hoa to, đơn độc trên cuống dài; đài mau rụng, cánh hoa 4-5, màu đỏ tươi (Cũng có thể có màu hồng, trắng do trồng trọt); nhiều nhị; có 7-12 đầu nhuỵ. Quả nang ngắn, hình xoan ngược, gần hình cầu, gần như nhẵn.
Bộ phận dùng: Toàn cây, nhất là hoa, quả và hạt - Herba Papaveris.
Nơi sống và thu hái: Cây của Bắc Mỹ, được trồng rộng rãi ở châu Âu và châu Á. Ta có nhập trồng ở Đà Lạt và cả ở Hà Nội trước đây để lấy hoa.
Thành phần hóa học: Các bộ phận khác nhau của cây chứa các alcaloid như rhoeadin, morphin, paramorphin, narcotin. Hoa chứa 0,031% rhoeadin. Cánh hoa và vỏ quả chứa 0,06% rhoeadin và một base khác tương đương với porphyroxine meconidin của thuốc phiện.
Tính vị, tác dụng: Cây có tính làm dịu và chống ho. Dịch quả dùng như chất làm dịu. Lá và hạt bổ. Cánh hoa làm ra mồ hôi và làm dịu. Nói chung, Hồng anh gây say nhẹ, làm dịu ho, chống co thắt, làm mềm dịu, làm ra mồ hồi.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Hồng anh được dùng uống trong trị mất ngủ; ho có co cứng (ho gà, hen); viêm phế quản, viêm phổi; viêm màng phổi; sốt phát ban. Dùng ngoài chữa viêm họng; viêm mí mắt.
Người ta thường dùng thuốc hãm Hoa khô hay cao mềm. Dùng ngoài làm thành bột đắp.
Ở Tuynidi, cây khô nghiền thành bột dùng uống trong trường hợp chảy máu cam.
Ở Ấn Độ, lá và hạt dùng trị sốt thấp