Cây dược liệu cây Vừng quả xoan, Vừng - Careya arborea Roxb

Theo y học cổ truyền, Vừng quả xoan Vỏ và quả đều có vị chát; có tác dụng thu liễm, làm nhầy dịu; vỏ cây có tác dụng hạ nhiệt, chống ngứa. Ở Việt Nam, Campuchia, lá non được dùng làm rau ăn. Người ta cũng dùng vỏ lụa của cây xát vào giày da làm cho mềm da tránh đứt gãy.

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Vừng quả xoan

Vừng quả xoan, Vừng - Careya arborea Roxb., thuộc họ Lộc vừng - Lecythidaceae.

Mô tả: Cây gỗ lớn. Lá có phiến dày, dai, hình xoan ngược, đầu tròn, mép có răng tù, gân phụ 7-9 cặp. Bông dài 5-10cm, hoa không cuống, nhị nhiều, các nhị phía trong lép. Quả xoan, cao 3-3,6cm, có lông mịn, mang lá đài đứng; hạt không nhiều, to bằng hạt đậu.

Quả tháng 4.

Bộ phận dùng: Vỏ, hoa - Cortex et Flos Careyae Arboreae.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Độ, Pakistan, Campuchia, Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở rừng thưa Kon Tum. Ðồng Nai.

Thành phần hóa học: Vỏ chứa sapogenin; lá chứa 19% tanin.

Tính vị, tác dụng: Vỏ và quả đều có vị chát; có tác dụng thu liễm, làm nhầy dịu; vỏ cây có tác dụng hạ nhiệt, chống ngứa.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Ấn Độ, hoa và dịch của vỏ tươi, trộn với mật ong làm thuốc trị ho và cảm lạnh. Vỏ cây được dùng trị sốt ngoại ban, bệnh phó đậu và dùng trị rắn cắn. Vỏ, rễ và lá đều được dùng làm thuốc duốc cá.

Ở Việt Nam, Campuchia, lá non được dùng làm rau ăn. Người ta cũng dùng vỏ lụa của cây xát vào giày da làm cho mềm da tránh đứt gãy.