Lịch sử phát triển Y học cổ truyền Việt Nam

Y học Cổ truyền Việt Nam còn gọi là thuốc Nam hay thuốc ta[1] là một ngành y học thuộc Đông y với nguồn gốc xuất phát từ Việt Nam thay vì từ Trung Hoa. Các vị thầy thuốc nổi tiếng được xem là bậc tổ của nghề y Việt Nam là Hải Thượng Lãn Ông (còn lưu truyền bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh là sách căn bản của Đông y Việt Nam) và Tuệ Tĩnh (tác giả của câu nói nổi tiếng "Nam dược trị Nam nhân" - thuốc Nam dùng chữa bệnh cho người Nam).

1. THỜI CỔ ĐẠI (TỪ ĐẦU THẾ KỶ I – THẾ KỶ III SAU CNT)

Chỉ được ghi nhận dưới hình thức kinh nghiệm và có lẽ do sống trong khu vực nhiệt đới gió mùa, dễ mắc các bệnh sốt rét, bệnh thời khí và bệnh nhiễm trùng đường ruột nên ngưòi Việt cổ có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng thuốc dưới dạng các thức ăn uống và trong sinh hoạt như: trầu, cau, gừng, hành, tỏi, ớt, riềng, ý dĩ, vôi, chè xanh, chè vằng và biết phòng sâu răng bằng tập tục nhuộm răng đen.

2. THỜI TRUNG ĐẠI (THẾ KỶ III – THẾ KỶ XVII SAU CN)
Dân tộc Việt Nam bước vào thời kỳ Trung đại dưới nền đô hộ của các triều đại Hán – Nguỵ – Tấn – Tống – Tề – Lương – Tuỳ – Đường (179 tr. CN – 938 sau CN). Dưới ách đô hộ này, có lẽ ngưòi Việt Nam thuộc tầng lớp trên đã được giới thiệu một nền y học kinh điển thông qua các thầy thuốc đến từ Trung Quốc như Đổng Phụng (187 – 226), Lâm Thắng (479 – 501).

Trong giai đoạn này, một số dược liệu của Việt Nam đã được ghi vào Dược điển của Trung Quốc như:
– Ý dĩ, Sắn dây (Danh Y biệt lục).
– Đậu khấu (Hải Nam bản thảo – đòi Đưòng).
– Sử quân tử (Bản thảo khai bảo – đòi Tống).
– Sả (Bản thảo thập di).
– Trầu, Cau (Tô cung bản thảo).
– Hương bài, Kho qua, Bí ngô, Lưòi ươi (Bản thảo cương mục).

2.1 Thời nhà Ngô – Đinh – Lê – Lý (938 – 1224)
Nền y học Việt Nam, ngoài tính chất kinh nghiệm còn mang thêm tính chất tôn giáo do Đạo giáo và Phật giáo phát triển mạnh mẽ dưới các triều đại này. Điển hình là năm 1136, thầy thuốc Nguyễn Minh Không chữa bệnh điên cho vua Lý Thần Tông bằng bùa chú.

2.2. Thời nhà Trần – Hổ – Hậu Lê (1225 – 1788)
Từ thời nhà Trần trở đi, Nho giáo phát triển mạnh, trong đó có Chu Văn An và Trương Hán Siêu là hai ngưòi khởi xướng phong trào chống mê tín dị đoan trong cả nước và chính lúc ấy nền y học Việt Nam mới có điều kiện vươn lên.

Song cũng vì sự gắn bó quá chặt chẽ về mặt văn hoá tư tưởng với Trung Quốc nên nền y học Việt Nam cũng chỉ phát triển trên nền tảng lý luận Trung y. Do đó, trong suốt thời kỳ này các danh nhân y học Việt Nam cũng chỉ để lại cho hậu thế những trước tác như:

  • Châm cứu tiệp hiệu diễn ca của Nguyễn Đại Năng (đời nhà Hồ) trong đó có bổ sung thêm huyệt Nhũ ảnh, Bôi lam chữa sốt rét; Trực cốt chữa hư lao; Quân dần, Phục nguyên chữa động kinh.
  • Bảo anh lương phương của Nguyễn Trực (1455) với kinh nghiệm chữa sởi và đậu mùa.
  • Y học yếu giải tập chú di biên của Chu Doãn Văn (1466) bàn về thuỷ hoả và ngoại cảm.
  • Nhãn khoa yếu lược của Lê Đức Vọng (đòi Lê) bàn về phép chữa các chứng đau mắt, đặc biệt là đau mắt hột và lông quặm.
  • Bảo sinh diên thọ toản yếu của Đào Công Chính (1676) bàn về các phương pháp vệ sinh the chất và tâm thần.
  • Tạ Thị chuẩn đích y ước của Tạ Chất Phác (đòi Lê) bàn về cách sử dụng các phương thuốc chữa bệnh Nội – Nhi – Sản.

Đặc biệt dưới thời nhà Trần, trong lúc triều đình và giới quan lại quyền quý sính dùng thuốc Bắc thì một thầy thuốc là Tuệ Tĩnh với tinh thần độc lập tự chủ đã đề xướng lên quan điểm “Nam dược trị Nam nhân” qua tác phẩm Nam dược thần hiệu (được bổ sung và in lại năm 1761).

Tuy nhiên, phải đến thời Hậu Lê, thì toàn bộ những lý luận, học thuật của Trung Quốc và Việt Nam mới được tong kết ở mức độ uyên thâm nhất qua tác phẩm Hải Thượng Y Tôn Tâm lĩnh của Lê Hữu Trác (1720 – 1791).

Trong các triều đại trước, nhà cầm quyền chỉ quan tâm đến việc phục vụ sức khoẻ cho vua, quan và quân đội, còn việc chăm lo sức khoẻ của nhân dân lao động thì mặc cho tư nhân hoặc các tổ chức tôn giáo phụ trách. Chỉ đến thời nhà Hồ (1400 — 1406), Hồ Hán Thương mới lập Quảng Tế Thự để chữa bệnh cho dân và giao cho thầy thuốc Nguyễn Đại Năng phụ trách.

Đặc biệt, dưới thời nhà Lê (1261) ngoài việc lập ra Y học huấn khoa để đào tạo thầy thuốc, chính quyền còn ban hành bộ luật Hồng Đức với những qui định về Y đức (điều 541), về quản lý vệ sinh thực phẩm (điều 420) và công tác Pháp y trong bộ sách “Nhân thân kiếm tra nghiệm pháp”.

2.3. Thời Lê Mạc – thời Tây Sơn (1428 – 1802)

Ngoài tác phẩm kinh điển vĩ đại của Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác còn có thêm:

Nam Dược của Nguyễn Hoành (Tây Sơn) giới thiệu 500 dược thảo và 130 dược liệu từ khoáng vật và động vật.

Liệu dịch phương pháp toàn tập viết về bệnh truyền nhiễm; Hô Nhi phương pháp tổng lục viết về Nhi khoa và Lý Am phương pháp thông lục viết về Phụ khoa của Nguyễn Gia Phan (1784 – 1817).

Cũng trong giai đoạn này Việt Nam, mà cụ thể là xứ Đàng Trong đã có giao lưu kinh tế với các nước trong vùng Đông Nam Á và qua đó chúng ta đã trao đổi Thổ nhân sâm, Ngưu tất, Phục linh, Xuyên sơn giáp, Quy bản, Thuyền thoái để nhập Trầm hương, Kỳ nam, Sừng tê giác.

3. THỜI CẬN ĐẠI (THẾ kỷ XVII – thế kỷ XX SAU CN)

3.1. Thời Nguyễn (1802 – 1884)

Quản lý y tế về mặt nhà nước không có gì khác so với thời Lê, về mặt học thuật của ygia Việt Nam vẫn tiếp tục công việc biên tập, trước tác, trong đó có học tập ít nhiều kinh nghiệm của y gia Trung Quốc, cụ thể:

– Xuân Đình y án kinh trị chủ chứng chuyên về bệnh ôn dịch và thời khí của Lê Kinh Hạp.

– Thạch nha kính bàn về phép xem lưỡi của Dương Khải.

3.2. Thời Pháp thuộc (1884 – 1945)

Y học cổ truyền Việt Nam bước vào thế kỷ XX, khi mà triều đình nhà Nguyễn đã ký hiệp ước HARMAND (25/08/1883) biến Việt Nam thành một nước thuộc địa.

Từ năm 1894 – 1906, các Ty lương y đều lần lượt bị giải tán để thay thế” bằng bệnh viện hoặc bệnh xá dưới quyền lãnh đạo của thanh tra y tế Đông Dương.

Năm 1920, nhà cầm quyền Pháp hạn chế số ngưòi hành nghề Đông y ở Nam bộ không được quá 500 người.

Năm 1943 lại ký nghị định bổ sung nhằm hạn chế hành nghề của giới Đông y bằng cách không cho sử dụng những dược liệu có hoạt tính mạnh như Phụ tử, Ba đậu chế…

Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Hội Y học Trung kỳ (thành lập 14/09/1936) đã mở lớp huấn luyện đào tạo lương y, cùng với Hội Việt Nam Y Dược học ở Bắc kỳ và Hội Y học ở Nam kỳ hợp lực đoàn kết y giới Việt Nam để chấn hưng y học cổ truyền dân tộc và đấu tranh chống chủ trương đàn áp y học cổ truyền của thực dân Pháp.

Trong giai đoạn này, ngoài những tác phẩm y học biên soạn bằng chữ Hán Nôm như:

– Vệ sinh yếu chỉ (1901) của Bùi Văn Trung ở Nam Định.
– Bí truyền tập yếu (1906) của Lê Tư Thúy ở Hà Nam.
– Y thư lược sao (1906) của Vũ Đình Phu.
– Tứ duy tập (1910) của Đỗ Thế” Hồ.
– Trung Việt Dược tính hợp biên gồm 1500 vị thuốc của Đinh Nho Chấn.

Còn có những tài liệu y học viết bằng chữ Quốc ngữ:

– Việt Nam Dược học của Phó Đức Thành.
– Nam Dược bộ của Nguyễn An Cư.
– Y học tùng thư của Nguyễn An Nhân.
Đã góp phần phổ cập và bảo tồn nền y dược cổ truyền trong nhân dân.

2.3. Thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đến nay (1945 – nay)

Cách mạng bùng lên, rồi trường kỳ kháng chiến. Ban nghiên cứu Đông y dược được thành lập ở các Bộ, Sở y tế thuộc Liên khu đã góp phần giải quyết thương tật cho bộ đội và bệnh tật của nhân dân.

Kháng chiến thành công, dưới chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày 12/04/1956 Bộ Y tế ra quyết định thành lập Phòng Đông y trong Vụ Chữa bệnh để chuyên trách nghiên cứu về Đông y. Ngày 03/06/1957, Hội Đông y Việt Nam được thành lập với mục đích đoàn kết các người hành nghề và nghiên cứu Đông y – Đông dược. Ngày 17/06/1957 Viện Nghiên cứu Đông y được thành lập.

Hơn ai hết, Hồ Chủ tịch là người quan tâm đến vấn đề kết hợp y học hiện đại (YHHĐ) và y học cổ truyền (YHCT) dân tộc để xây dựng nền y học Việt Nam. Trong bức thư gửi cho Hội nghị Ngành Y tế ngày 27/02/1955 Người viết: “Trong những năm bị nô lệ thì y học của ta cũng như các ngành khác bị kìm hãm. Nay chúng ta đã độc lập tự do, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp Chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu chữa bệnh của nhân dân ta. Y học cũng phải dựa trên nguyên tắc khoa học dân tộc và đại chúng”.

Cũng trong thư Người lại chỉ rõ: “Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc Bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu phối hợp thuốc Đông và thuốc Tây”.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ III năm 1960, lần thứ IV năm 1976, lần thứ V năm 1982 đã vạch ra:

– Kết hợp giữa YHHĐ và YHCT để xây dựng nền y học Việt Nam căn cứ vào nghị quyết của Đại hội Đảng, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ra nhiều chỉ thị hướng dẫn ngành y tế thực hiện các nghị quyết của Đại hội Đảng, đặc biệt là năm 1980 Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã xác định kết hợp YHHĐ và YHCT là nội dung cơ bản để xây dựng nền YHHĐ Việt Nam. Bộ Y tế cũng đã ra nhiều thông tư hướng dẫn cụ thể việc thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng, nghị quyết của Hội đồng Chính phủ.

– Hơn 50 năm kiên trì thực hiện đưòng lối của Đảng và Nhà nước, ngành y tế đã đạt được nhiều thành tích xây dựng nền y học Việt Nam kết hợp YHHĐ và YHCT của dân tộc trên nhiều mặt: Quan điểm xây dựng ngành, đào tạo cán bộ, nghiên cứu y học về chữa bệnh và thuốc, biên soạn các tài liệu pho cập và chuyên sâu về YHCT dân tộc.

Kể từ sau ngày Miền Nam được giải phóng, cả 5 trường Đại học Y trong cả nước và Học viện Quân y đều có Bộ môn Y học co truyền trong đó có Bộ môn YHCT – Trưòng Đại Học Y Hà Nội (1961) và Bộ môn YHCT – Trưòng Đại Học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh (1976)

Trong giai đoạn YHCT khởi sắc, để phục vụ cho công tác đào tạo theo chủ trương:
“ Phát triển và hoàn thiện hệ thống bảo vệ sức khỏe nhân dân trên cơ sở kết hợp y học, dược học hiện đại với y dược học cổ truyền”

Có thể kể ra sau đây một số tác phẩm tiêu biểu như:
Về mặt thừa kế:
– Bản dịch: Nam dược thần hiệu – Hồng Nghĩa giác tư y thư – Thập tam phương gia giảm – Hải Thượng y tôn tâm lĩnh – Châm cứu tiệp hiệp diễn ca – Hoạt nhân toát yếu – Hải Thượng huyền thu.
– Thân thế và sự nghiệp của Hải Thượng lãn ông – Tuệ Tĩnh và nền Y học cổ truyền Việt Nam (1975) – Lược sử thuốc Nam và Dược học Tuệ Tĩnh (1990) do Lê Trần Đức biên soạn.

Về mặt huấn luyện:
– Những bài giảng của phòng huấn luyện Viện Y học cổ truyền, của các Bộ môn YHCT thuộc trưòng Đại học Y Hà Nội và Học viện Quân y.
– Châm cứu đơn giản (1960) của Lê Khánh Đồng.
– Phương pháp bào chế Đông dược (1965) của Viện Đông y.
– Dược điển Việt Nam (phần Đông dược) 1983 của Bộ Y tế.
– Châm cứu học của Viện Đông y (1978).

Về mặt tham khảo – nghiên cứu:
– Bản dịch Nội kinh (1953), Tử Siêu y thoại (1968) của Nguyễn Trọng Thoát.
– Thuốc Nam châm cứu (1960) của Viện Đông y.
– 450 cây thuốc (1962) của Phó Đức Thành.
– Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (1965) của Đỗ Tất Lợi.
– Tính kháng khuẩn của cây thuốc Việt Nam (1971) của Nguyễn Đức Minh.
– Hướng dẫn chế” biến và bào chế” thuốc Nam (1972) của Nguyễn Đức Đoàn, Nguyễn Thúy Anh
– Phương pháp dưỡng sinh (1975) của Nguyễn Văn Hưởng.
– Cao đơn hoàn tán (1976) của Hội đồng Đông y.
– Hướng dẫn trồng và sử dụng thuốc Nam, châm cứu (1977) của Vụ Dược chính.
– Khí công (1978) của Hoàng Bảo Châu.
– Xoa bóp dân tộc (1982) của Hoàng Bảo Châu — Trần Quốc Bảo.
– Trồng hái và dùng cây thuốc của Lê Trần Đức (1983 – 1988).
– Bản dịch Nạn kinh (1988) của Đinh Văn Mông.
– Thuyết Thủy Hỏa (1988) của Phó Đức Thành.
– Bản dịch châm tê của Hoàng Bảo Châu.
– Tóm tắt Thương hàn ôn bệnh của Nguyễn Trung Hoà.
– Châm tê của Nguyễn Tài Thu – Trần Quang Đạt – Hoàng Bảo Châu.
– Nhi khoa Đông y của Trần Văn Kỳ.
– Dược lý trị liệu thuốc Nam của Bùi Chí Hiếu.
– Phụ khoa cổ truyền của Nguyễn Ngọc Lâm – Hoàng Bảo Châu.
– Nhĩ châm, Thủy châm, Mai hoa châm của Nguyễn Xuân Quang – Nguyễn Tài Thu.

Về nghiên cứu y học, dược học phổ cập các phương pháp chữa bệnh YHCT:
– Đã bước đầu nghiên cứu về lịch sử nền YHCT của dân tộc, phát hiện được 157 vị danh y có trước tác y học, sưu tầm 562 bộ sách thuốc.
– Đã tổng kết bằng các phương pháp YHHĐ việc chữa có hiệu quả các bệnh thông thưòng hay gặp trong nhân dân và một số bệnh khó chữa, mạn tính như hen phế quản, bệnh về khớp, bệnh tắc động mạch vết thương phần mềm nhiễm khuẩn, gãy xương…
– Đã nghiên cứu xác định tác dụng dược lý, thành phần hóa học của nhiều vị thuốc có trong nước; đã tổ chức di thực được nhiều vị thuốc xưa nay phải nhập …; chứng minh nguồn dược liệu phong phú ở nước ta có nhiều khả năng trồng trọt, khai thác phục vụ cho chữa bệnh và xuất khẩu.

Về chữa bệnh:
– Mạng lưới y tế từ trung ương đến các cơ sở đều có những tổ, khoa, phòng chuyên chữa bệnh bằng các phương pháp y học dân tộc.
– Ngoài những cơ sở y tế của Nhà nước còn có hàng trăm phòng chẩn trị khắp trong toàn quốc chữa bệnh bằng các phương pháp YHCT. Hàng năm, hàng triệu lượt ngưòi bệnh được chữa bệnh ở các cơ sở phòng chẩn trị, góp phần rất tích cực vào công cuộc phục hồi sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ta.

Về công tác sản xuất dược liệu:
– Trên cơ sở nghiên cứu khoa học đã tổ chức thu hái và trồng trọt sản xuất dược liệu, cải tiến dạng bào chế” theo phương pháp công nghiệp nên đã đảm bảo một phần cho nhu cầu chữa bệnh và xuất khẩu. Đặc biệt từ năm 1973 trở lại đây, phong trào trồng và sử dụng thuốc Nam tại các xã, các huyện có nhiều triển vọng đóng góp tích cực vào việc cần kiệm xây dựng đất nước, tự túc một phần thuốc chữa bệnh thông thường.

Trong gần 50 năm qua, nhiều công trình nghiên cứu khoa học về y học cổ truyền đã được tổng kết, đã và đang là những yếu tố cơ bản để xây dựng một nền y học Việt Nam mới, góp phần vào việc bảo vệ sức khỏe nhân dân trong công cuộc phát triển sản xuất, xây dựng đất nước phồn vinh.