Cây sau sau vừa là rau sạch vừa là thuốc quý rất tốt cho người dùng
Được coi là món ăn đặc sản của xứ Lạng. Lá Sau Sau tim tím, non mơn mởn, dẫu khiêm nhường trong đôi quang gánh, hoặc đôi sọt bên xe đạp của bà con Lạng Sơn nhưng lại hết sức đắt hàng.
Đặc biệt, vào bất kỳ quán ăn nào gọi cũng có món Sau Sau tươi rói, kèm bát nước chấm đặc biệt được nấu từ mẻ, cà chua và thịt băm. Thế nhưng còn có một cách làm nước chấm của dân bản địa ở đây ngon tuyệt vời ít ai biết đến, cứ theo cách nói của dân bản thì “ Chỉ có loại nước chấm này mới tải nổi hương vị núi rừng của lá Sau Sau mà thôi”
Để làm được loại nước chấm đặc biệt này một số vùng ở Lạng Sơn lấy thịt lợn, thịt gà, rau, măng, xương, mộc nhĩ, cơm nguội… hỗn hợp đó nấu chung một nồi, đun thật kỹ, thật sôi sau đó bắc xuống mở vung để nguội rồi đậy vung lại để trong 5 ngày mới được mở vung kiểm tra độ lên men. Lúc này hỗn hợp sẽ lên men chua và có vị thơm rất đặc biệt. Khi ăn sẽ múc vào nồi nhỏ số lượng ít nhiều phụ thuộc vào số lượng rau rồi đun lại thật nóng, có thể cho thêm thịt lợn băm nếu thích.Trong bữa ăn khi chấm rau vào bát nước chấm mỗi chiếc lá Sau Sau phải thấm đẫm nước chấm thì mới ngon.
Còn lá Sau Sau, có rất nhiều ở đồi núi Lạng Sơn và một số tỉnh Tây Bắc. Cây thân gỗ khá cao, mọc hoang dại. Về mùa Xuân khi tiết trời mát mẻ, mưa phùn thấm đẫm núi rừng là lúc cây sau sau trổ lộc. Lá Sau Sau khi thoát chồi có màu tía đẹp mắt, tạo nên cảnh quan khá hấp dẫn cho núi rừng vào Xuân.
Theo y học thì lá sau sau có vị đắng, tính bình, tác dụng thanh nhiệt giải độc, thu liễm chỉ huyết, chữa viêm ruột, đau vùng thượng vị, thổ huyết, chảy máu cam, dùng ngoài trị mẩn ngứa.
Công dụng chữa bệnh của lá Sau Sau đã rõ, nhưng về khoái khẩu mọi người của lá Sau Sau lại càng rõ hơn. Chẳng thế mà lá Sau Sau ở Lạng Sơn không chỉ hấp dẫn người bản địa, mà du khách đến đây mùa này ai cũng phải mua cho bằng được vài mớ Sau Sau về cùng gia đình thưởng thức hoặc làm quà cho bạn bè.
Người dân bán rau rau sau trên các đường, chợ tại TP Lạng Sơn.
Lá Sau Sau ở Lạng Sơn không chỉ hấp dẫn người bản địa, mà du khách đến đây mùa này ai cũng phải mua cho bằng được vài mớ sau sau về cùng gia đình thưởng thức hoặc làm quà cho bè bạn. Nhu cầu lớn vậy nên những ngày Xuân bà con vùng Lạng Sơn đã vào rừng bẻ lộc Sau Sau mang bán ở khắp các chợ đầu mối Lạng Sơn như: Chợ Kỳ Lừa, Đông Kinh, chợ Chi Lăng, có hàng trăm bà con ở Gia Cát, Hòa Cư, Cao Lâu (huyện Cao Lộc), Vân Thủy, Bản Thí (huyện Chi Lăng), thồ xe đạp, bán rong lá sau sau mỗi ngày…
Những bó rau sau sau non mơn mởn được các cô, các chị người dân tộc mang xuống phố bán.
Lá cây Sau sau Lạng Sơn
Sau Sau còn được gọi là sau trắng, phong hương, bạch giao hương, cây thau, cổ yếm... Cây sau sau có ở các tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Tây, Hòa Bình... Bộ phận dùng làm thuốc là quả (lộ lộ thông), lá (phong hương diệp), rễ (phong hương căn), nhựa (phong hương chi). Ngọn lá non được dùng làm thực phẩm. Lá sau sau chứa nhiều tanin. Quả chứa acid liquidamric, acid liquidamric lacton, acid beturonic. Nhựa chứa tinh dầu và nhiều chất khác.
Nhiều người dân địa phương cũng như du khách khi đến Lạng Sơn đều tìm mua thứ rau đặc sản đặc biệt này.