Thông tin đề tài
Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Thị Phương Thảo
Đơn vị thực hiện: Viện Hoá học
Thời gian thực hiện: 2015 - 2016
Xếp loại đề tài: Xuất sắc
Hình ảnh của đề tài:
Mục tiêu đề tài
- Nghiên cứu các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học của cây bời lời nhớt (Litsea glutinosa) theo hướng sử dụng trong y sinh học, mỹ phẩm và nhiên liệu sinh học.
- Đề xuất khả năng khai thác nguồn tài nguyên thực vật quý của Việt Nam.
Kết quả đạt được
- Đã nghiên cứu thành phần hóa học của hai mẫu bời lời nhớt thu hái tại Thái Nguyên và Thừa Thiên Huế. Kết quả đã phân lập được 21 chất sạch từ các dịch chiết n-hexane, ethyl acetate, butanol, dịch nước từ lá và vỏ của hai mẫu nghiên cứu.
- Đã thử hoạt tính gây độc tế bào, hoạt tính chống oxi hóa và hoạt tính hạ đường huyết của 11 chất sạch phân lập được.
- Đã thử hoạt tính ức chế enzyme -glucosidase in vitro của các dịch chiết từ lá và vỏ cây bời lời nhớt.
- Đã thử hoạt tính hạ đường huyết in vivo của dịch chiết ethanol từ vỏ cây bời lời nhớt.
- Đã xây dựng được quy trình điều chế chế phẩm có tác dụng hạ đường huyết quy mô 50 g/mẻ
- Đã tạo được 210 gram chế phẩm có tác dụng hạ đường huyết từ dịch chiết ethanol của vỏ cây bời lời nhớt
- Đã thử độc tính cấp của chế phẩm có tác dụng hạ đường huyết trên chuột.
Những đóng góp mới
- Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây bời lời nhớt thu hại tại các vùng miền khác nhau. Trong đó có 15 chất lần đầu tiên được phân lập từ cây bời lời nhớt.
- Lần đầu tiên công bố về hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase của dịch chiết cồn nước từ lá và vỏ cây bời lời nhớt. Kết quả cho thấy các dịch chiết đều có hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase.
- Lần đầu tiên công bố về hoạt tính hạ đường huyết của dịch chiết cồn nước từ vỏ cây bời lời nhớt trên chuột thí nghiệm. Sản phẩm của đề tài là chế phẩm có tác dụng hạ đường huyết ở nồng độ 250 mg/kg cân nặng.
- Lần đầu tiên công bố về độc tính cấp của chế phẩm dịch chiết cồn nước từ vỏ cây bời lời nhớt trên chuột thí nghiệm. Kết quả cho thấy chế phẩm thuộc nhóm không độc (LD50 > 20 g/ kg).
Sản phẩm
- Quy trình tạo chế phẩm quy mô 50 gram/mẻ.
- Chế phẩm có tác dụng hạ đường huyết 210 gram.
- Hồ sơ xác định cấu trúc của 21 chất sạch phân lập được.
- Báo cáo kết quả về hoạt tính ức chế enzym -glucosidase của các dịch chiết.
- Báo cáo kết quả về hoạt tính gây độc tế bào, hoạt tính chống oxi hóa và hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase của 11 chất sạch phân lập được.
- Báo cáo kết quả về hoạt tính hạ đường huyết của chế phẩm trên chuột.
- Báo cáo kết quả về độc tính cấp của chế phẩm có tác dụng hạ đường huyết.
- 1 Thạc sỹ đã bảo vệ tháng 10/2015.
- 1 NCS sắp bảo vệ.
- Bài báo trong nước đã đăng [Tạp chí hóa học 2015, 53(5) 652-656].
- 1 bài báo quốc tế thuộc hệ thống ISI đã được chấp nhận và đang chờ đăng trên tạp chí Chemistry of Natural Compounds.
Bời lời đỏ (danh pháp hai phần: Litsea glutinosa), còn gọi là bời lời nhớt
Bời lời nhớt là cây có tác dụng tiêu viêm, chống sưng, cầm máu, giảm đau. Phân bố nhiều ở các tỉnh miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị và một số tỉnh Tây Bắc nước ta.
Bời lời đỏ (danh pháp hai phần: Litsea glutinosa), còn gọi là bời lời nhớt, bời lời dầu, nhớt mèo, mò nhớt, là một loài thực vật thuộc họ Long Não (Lauraceae).
Thông tin cây dược liệu Bời lời nhớt - Litsea glutinosa
Tên gọi
Tên khoa học: Litsea glutìnosa c. B. Rob. (Litsea sebifera Pers.), thuộc họ Long não Lauraceae.
Tên gọi khác: mò nhớt, sàn thụ, sàn cảo thụ, bời lời.
Mô tả cây
Cây cao có thể tới l0m. Nhiều dạng, vỏ thân nâu, không mùi, không vị, trong có chất nhớt, cành trưởng thành hình trụ, nhẵn cành non có cạnh, nhiều lông. Lá mọc so le, thường mọc thành cụm ở đầu cành, hơi dai, màu xanh lục đậm, mặt trên bóng, mặt dưới có lông, kích thước rất thay đổi, dài 7-20cm, rộng 4-10cm, hình bầu dục hay thuôn dài, phía đáy lá tròn hoặc nhọn, đầu nhọn hay tù; cuống lá có lông, dài l,5-5cm. Hoa tụ từng 3-6 thành tán nhỏ trên 1 cuống chung dài 1-3cm có lông; cuống của mỗi hoa dài 2-3mm. Quả hình cầu to bằng hạt đậu, màu đen, đính trên cuống phình ra. Mùa quả vào tháng 7-8.
Phân bố, thu hái và chế biến
Hiện nay cây này chưa được trồng nhiều. Chủ yếu mọc hoang, nhiều nhất ở Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, một sô’ ít mọc ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Quảng Ninh. Còn mọc ở miền nam Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Inđonesia, Campuchia. Trồng bằng hạt hay dâm cành. Sau 5-6 năm bắt đầu có quả.
Người ta dùng gỗ cây này để lấy chất nhầy dùng trong kỹ nghệ làm giấy, làm hương nén: quả được thu hái vào tháng 7-8 đổ ép dầu làm nến và nấu xà phòng.
Thành phần hoá học
Tất cả các bộ phận của cây, nhiều nhất ở vỏ thân có chứa một chất nhầy dính, thường dùng để dính bột giấy hay hương thắp.
Hạt chứa 45% chất dầu béo đông đặc ở nhiệt độ thường, thành phần chủ yếu của dầu là laurin và olein.
Gỗ non có chứa ít tinh dầu nhưng khi già tỷ lệ tinh dầu ít đi.
Công dụng và liều dùng
Bời lời có vị ngọt, đắng, se, tính mát; có tác dụng tiêu viêm, chống sưng, cầm máu, giảm đau.
Vỏ giã nát dùng đắp lên những nơi sưng, bỏng, vết thương, có nơi dùng cả lá giã nát
đắp.
Vỏ còn dùng sắc uống chữa đi ỉa, lỵ.
Nước ngâm vỏ bời lời bào thành từng mảnh mỏng có thể dùng bôi đầu cho tóc bóng và im.
Dầu bời lời dùng làm sáp, chế xà phòng.
Gỗ bời lời mịn, khá rắn, bảo quản tốt có thể dùng làm các đồ dùng trong nhà.
Liều dùng: Ngày dùng 10 đến 20g vỏ dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Đơn thuốc có bời lời nhớt
Chữa thiên đầu thống:
Lá hoặc vỏ cây bời lời 30g, bạch chỉ 10g, cam thảo 5g nấu sắc uống. Hay dùng lá khô 16g sắc uống trong ngày.
Đầy hơi ợ chua, ợ hơi trướng bụng:
Dùng lá bời lời tươi, đốt, tán thành bột uống, cách này theo kinh nghiệm dân gian rất hiệu nghiệm.