Lợi ích sức khỏe của phô mai
Phô mai có hàm lượng cao calcium, magnesium, protein, vitamin thúc đẩy và duy trì sự khỏe mạnh của hệ xương, ngăn chặn tình trạng loãng xương và các bất ổn liên quan khác.
Trong khi đó, protein giúp khỏe cơ; magnesium hỗ trợ khả năng đề kháng, duy trì hoạt động bình thường của thần kinh, cơ và nhịp tim. Calcium trong phô mai giúp bảo vệ răng khỏi bị sâu nhờ sự tăng cường mức phosphate trong miệng - thành phần này cũng góp phần giúp xương chắc khỏe.
Linoleic acid trong phô mai có tác dụng thúc đẩy đề kháng, cải thiện chỉ số khối cơ thể (BMI) và ngăn ngừa ung thư. Với phụ nữ đang cho con bú, bổ sung phô mai giúp tránh nguy cơ thiếu calcium.
Đồng thời, một số loại phô mai giàu selenium, ngăn chặn sự phát triển của virus, loại bỏ nguy cơ ung thư tuyến giáp. Khoáng chất quan trọng này cũng là chất chống oxy hóa mạnh, bảo vệ tế bào da và tế bào miễn dịch khỏi sự tấn công của các gốc tự do.
Các loại phô mai có hàm lượng muối thấp có thể giúp kiểm soát huyết áp và là thực phẩm tốt cho người huyết áp cao.
Phô mai chứa nhiều chất béo tự nhiên, có thể gây tăng cân, béo phì nếu tiêu thụ không kiểm soát
Ăn phô mai có thể gặp tác dụng phụ nào?
Người có bất ổn không dung nạp lactose không nên ăn phô mai. Theo đó, người nhạy cảm với lactose thiếu enzyme phân hủy đường trong cơ thể, gây ra các bất ổn dạ dày - đường ruột như táo bón, đầy hơi, khó tiêu và tiêu chảy.
Ăn quá nhiều phô mai cũng có thể gây đau đầu hoặc thậm chí đau nửa đầu vì sự có mặt của tyramine. Đặc biệt, các loại phô mai có mức muối và các chất béo bão hòa cao, kết hợp với hàm lượng calcium cao có thể gây ra bệnh tim mạch, huyết áp cao và tiểu đường.
Vì phô mai chứa nhiều chất béo tự nhiên nên có thể gây tăng cân và béo phì nếu tiêu thụ không kiểm soát. Phô mai cũng không an toàn với người dị ứng với các protein trong sữa, tạo ra các phản ứng viêm nhiễm trong cơ thể, dẫn đến hiện tượng nổi ban đỏ, tắc xoang mũi và nổi mụn.
Huệ Trần(theo Medical Daily