Cam Văn Chấn (Yên Bái) đã có thời điểm được bày bán ở các siêu thị lớn tại Hà Nội và được nhiều thương lái từ các tỉnh, thành đổ xô về thu mua. Thế nhưng, vụ cam năm nay lại vắng lặng hơn thường; giá cam, quýt cũng xuống rất thấp, chỉ từ 5.000 – 7.000 đồng/kg, khiến đời sống của người trồng cam gặp nhiều khó khăn.
HTX sản xuất cam, bưởi Hồng Sơn, huyện Văn Chấn hiện có hơn 20 thành viên tham gia trồng cam, với diện tích khoảng 25ha, sản lượng ước khoảng 500 tấn. Ông Hà Khắc Lâm, Giám đốc HTX cho biết, mấy năm trước cứ vào vụ cam là thương lái đến tìm mua rất nhiều. Cam của HTX được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP nên khách hàng ưa chuộng. Nhưng từ năm ngoái đến nay, thị trường cam bị chững lại, cộng thêm ảnh hưởng từ dịch Covid-19 nên giá cam cũng vì thế mà giảm thấp.
Theo khảo sát hiện nay, giá cam đường canh được cắt tại vườn dao động từ 15.000 – 17.000 đồng/kg; cam chanh chỉ 7.000 đồng/kg, thậm chí có thời điểm thương lái đến tận vườn mua chỉ còn khoảng 5.000 đồng/kg. Mỗi chuyến hàng, thương lái chỉ mua khoảng vài ba tấn chứ không mua nhiều. Thế nên, có những vườn cam đã chín mọng, sai lúc lỉu mà không có người mua.
“Cam được bà con trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và các tiêu chuẩn khác nhưng hiện nay giá rất rẻ, có những vườn cam bán với giá chỉ từ 7.500 - 8.000 đồng/kg. Với mức giá này để người trồng cam theo chương trình VietGAP sẽ thực sự khó khăn”, ông Lâm cho hay.
Tham gia sản xuất cam, quýt theo tiêu chuẩn VietGAP từ nhiều năm nay, song nhiều hộ trồng cam ở các HTX của huyện Văn Chấn hiện không mấy mặn mà; bởi chi phí cho sản xuất cam VietGAP cao hơn, mất nhiều thời gian chăm sóc hơn, giá bán hiện lại không cao...
Ông Vũ Như In ở thôn Thiên Bữu, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn cho biết, trước đây đã có những khách hàng truyền thống, nhưng năm nay đã thấy ít đi. “Mọi năm khách hàng đến đặt mua cam từ sớm, nhưng năm nay mình có chào bán họ cũng không mặn mà”, ông In kể.
Việc tiêu thụ các sản phẩm cam, quýt ở Văn Chấn chủ yếu phụ thuộc vào các thương lái nên đầu ra thiếu ổn định. Trong khi đó, cam quý còn có những thua kém về mẫu mã, chất lượng, nên không cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại của địa phương khác.
“Cam Hưng Yên, Cam Bắc Giang, Cam Cao Phong ngon hơn ở Văn Chấn. Nhiều người tiêu dùng thích cam canh kích thước nhỏ nhưng cam ở Văn Chấn bà con vẫn chưa biết làm bằng nơi khác, quả to hơn nên giá không được bằng nơi khác”, chị Lê Thị Hoa, thương lái ở tỉnh Vĩnh Phúc cho biết.
Theo ông Nông Ích Chấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn, tổng diện tích cam, quýt trên địa bàn huyện hiện gần 2.000ha; tổng sản lượng năm nay đạt khoảng 8.000 tấn quả. Cây cam tập trung chủ yếu ở 9 xã vùng ngoài của huyện, gồm 5 giống chủ lực có thời vụ thu hoạch kéo dài từ đầu tháng 9 đến tháng 3 năm sau như cam chanh, cam đường canh, cam sen, cam V2, cam sành; trong số đó, nhiều diện tích cam, quýt đã được bà con trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP.......khiến người trồng cam không khỏi lo lắng.
“Cây cam đang được nhiều nơi phát triển nên có lẽ vì thế khiến cam Văn Chấn chịu tác động, ảnh hưởng từ các vùng cam của các địa phương khác. Trong khi đó, việc vận chuyển cam đi lại khó khăn, tác động đến chi phí vận chuyển và từ đó cũng tác động đến vấn đề giá thành”, ông Chấn phân tích.
Từ tháng 12/2016, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã công bố chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Cam Văn Chấn”. Thế nhưng làm gì để sản phẩm này có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường; để người trồng cam không phải "khóc dở, mếu dở" trước mỗi vụ cam trĩu quả? Đây hiện là câu hỏi không dễ giải đối với chính quyền và người trồng cam nơi đây./.
Việc thực hiện Lập dự án đánh giá hiệu quả kinh tế cũng như quản lý tốt cung cầu kiểm soát chất lượng và đảm bảo khả năng tiêu thụ là điều quan trọng nhất của chuyên gia LẬP DỰ ÁN Nông nghiệp có tính khả thi cao cũng như đi vào đời sống thực tiễn.
Đinh Tuấn/VOV-Tây Bắc