Men vi sinh và enzym hoạt động cùng nhau trong đường tiêu hóa. Chúng rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Cả hai đều phá vỡ thức ăn và do đó góp phần tiêu hóa tốt hơn.
Men vi sinh là những vi sinh vật có lợi và chủ yếu tập trung ở ruột. Đây là nơi diễn ra quá trình hấp thu chất dinh dưỡng. Ngược lại, các enzym tiêu hóa không phải là sinh vật sống. Chúng được sử dụng để chia nhỏ thức ăn thành các đơn vị nhỏ hơn, tạo điều kiện hấp thu tốt hơn.
MEN (ENYZM) TIÊU HÓA LÀ GÌ?
Men tiêu hóa là những protein được tạo thành từ chuỗi dài của các axit amin. Các enzym tiêu hóa được tìm thấy trong đường tiêu hóa của động vật và thực vật ăn thịt, giúp tiêu hóa thức ăn. Có 9 loại enzym khác nhau tham gia vào quá trình này. Chúng hoạt động trên các khu vực cụ thể của đường tiêu hóa như ruột già, ruột non và tuyến tụy.
Khi thức ăn vào miệng, đầu tiên, nó sẽ được phân hủy bởi các enzym tiêu hóa trong nước bọt. Sau đó, thức ăn sẽ đi vào dạ dày và enzym tiêu hóa tiếp tục phân hủy thức ăn thành các khối, tạo thành phân tử nhỏ hơn để ruột hấp thu.
Enzyme tiêu hóa chia thành các loại sau:
- Protease và Peptidase: Chúng có thể phân hủy protein thành các peptit nhỏ và axit amin.
- Lipase: Chúng có thể phân hủy chất béo thành 3 axit béo và một phân tử glycerol.
- Amylase: Chúng có thể phân hủy carbohydrate như tinh bột và đường thành đường đơn như glucose.
- Nuclease: Chúng có thể phân hủy axit nucleic thành nucleotide.
Các enzym tiêu hóa thứ cấp bao gồm sucrase, maltase và lactase. Lactase tiêu hóa đường sữa, còn được gọi là lactose. Maltase phân hủy đường mạch nha (maltose) thành glucose về mặt hóa học. Sucrose tiêu hóa sucrose để tạo thành fructose hoặc glucose. Các enzym còn lại như carbohydrase, pectinase, hemicellulase... cũng tham gia vào quá trình phân hóa phân tử tinh bột lớn thành phân tử nhỏ hơn.
Men vi sinh và enzym hoạt động cùng nhau trong đường tiêu hóa.
MEN VI SINH LÀ GÌ?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), men vi sinh đề cập đến “các vi sinh vật sống, khi được sử dụng với số lượng đủ sẽ mang lại lợi ích sức khỏe cho người sử dụng”.
Trong đường tiêu hóa của con người, vi sinh vật chủ yếu được tìm thấy trong ruột. Chúng hỗ trợ hấp thụ vitamin, khoáng chất, sản xuất các axit béo tự do có lợi và vitamin. Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, cả men vi sinh và men tiêu hóa đều chuyển hóa thức ăn thành năng lượng.
Tuy nhiên, đây không phải là lợi ích chính của men vi sinh. Men vi sinh giúp bảo vệ hệ thống miễn dịch và tăng hiệu quả của nó bằng cách loại bỏ độc tố và vi khuẩn có hại. Đây là một chất khử độc, men vi sinh có tác dụng ngăn ngừa các bệnh từ dị ứng đến ung thư ruột kết. Những vi sinh vật có lợi này có thể giúp cơ thể chống lại vi khuẩn có hại như salmonella và E.coli.
Ngoài ra, men vi sinh có thể ngăn ngừa chứng không dung nạp đường lactose. Chúng cũng có liên quan một số lợi ích sức khỏe như giảm nguy cơ ung thư ruột kết, ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol, ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ.
Khi con người già đi hoặc bị bệnh, lượng men vi sinh trong cơ thể có thể giảm xuống. Chế độ ăn uống bổ sung men vi sinh và enzym có thể tăng cường hệ vi sinh vật có lợi cho cơ thể. Các sản phẩm thực phẩm lên men ví dụ như sữa chua, dưa cải bắp, vi tảo, dưa chua, kim chi... là nguồn cung cấp men vi sinh chính.
Một số loại lợi khuẩn thường gặp thuộc các chi Bifidobacterium và Lactobacillus như Bifidobacterium longum, Bifidobacterium breve, Bifidobacterium Infantis, Lactobacillus helveticus, Lactobacillus rhamnosus, Lactobacillus Plantarum, Lactobacillus casei và Lactobacillus johnsonii. Việc bổ sung lượng men vi sinh và men tiêu hóa trong cơ thể thường cần duy trì liên tục. Bởi cả men vi sinh và men tiêu hóa đều thường xuyên bị cơ thể sử dụng hết.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng men tiêu hóa, đặc biệt là protease, sẽ phá hủy một số men vi sinh. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy kết quả mâu thuẫn với tuyên bố này. Để tránh bất kỳ tương tác có hại nào, nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị nên uống men tiêu hóa trước bữa ăn và sau đó dùng men vi sinh.
TS.DS Tạ Thanh Sơn (từng học tại Đại học Philipps Marburg; tốt nghiệp tiến sĩ tại Viện công nghệ dược sinh học, Đại học Marburg, CHLB Đức).