Có lẽ trong mắt nhiều bậc cha mẹ, hình mẫu trẻ thông minh chính là những đứa trẻ hiểu chuyện, học giỏi, gọn gàng ngăn nắp,...Hầu hết các bậc cha mẹ sẽ tỏ ra thất vọng khi thấy con mình không ngoan bằng “con nhà người ta”, từ đó nảy sinh tâm lý so sánh con mình với “con nhà người ta”. Nhưng, liệu con mình có thật sự kém cỏi hơn những đứa trẻ khác?
Trong bài nghiên cứu “Beautiful mess effect: Self–other differences in evaluation of showing vulnerability” được đăng trên Tạp chí Journal of Personality and Social Psychology (thuộc Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ), do nhóm tác giả gồm Anna Bruk, Sabine G. Scholl và Herbert Bless đã đề cập: Cha mẹ đôi khi rất giỏi trong việc phát hiện những phẩm chất ưu tú ở “con nhà người ta” mà con mình không có, sau đó lại rất kỳ vọng và vô tình làm tổn thương con bằng cách so sánh con mình với những đứa trẻ ấy.
Có không ít cha mẹ vô tình lấy hình mẫu “con nhà người ta” học giỏi, ngoan ngoãn làm quy chuẩn áp đặt lên con mình, nhưng trên thực tế, có một số điều mà người lớn cho là “kỳ quặc” lại là chìa khóa giúp con trẻ thành công.
Từ đó, bài nghiên cứu này cho rằng: trẻ có 3 biểu hiện “kỳ quặc” sau đây có chỉ số IQ tương đối cao, và hầu hết chúng đều rất thành công khi lớn lên. Cha mẹ cần biết để không vô tình cản trở và hạn chế tài năng của trẻ.
Đọc thêm 11 đặc điểm trẻ là thiên tài mà bố mẹ có thể bỏ qua
1. Trẻ thường xuyên làm cho căn phòng trở nên bừa bộn
Nhiều bậc phụ huynh cảm thấy vô cùng mệt mỏi và đau đầu vì phải thường xuyên, liên tục dọn dẹp các “bãi chiến trường” do con phá phách, nghịch ngợm. Trên thực tế, việc trẻ làm cho căn phòng trở nên bừa bộn cũng là biểu hiện cho thấy não bộ có sự phát triển tốt hơn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ này có nhiều tế bào thần kinh trong não hơn. Phía sau một căn phòng lộn xộn là một đứa trẻ có sự tò mò lớn và niềm đam mê khám phá với mọi thứ xung quanh. Từ đó, sự phát triển của các tế bào thần kinh cũng sẽ tăng tốc, khiến trẻ ngày càng thông minh hơn.
2. Trẻ thường ở trong tình trạng “đơ”
Một số trẻ trông có vẻ như chậm chạp, khi không tập trung làm việc gì thì sẽ rơi vào trạng thái đờ đẫn, ngớ người. Điều này khiến các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng. Thực tế cho thấy, những đứa trẻ có biểu hiện này thông minh hơn và IQ cao hơn.
Nguyên nhân khiến cho trẻ rơi vào trạng thái “đờ đẫn” chính là vì não chúng đang “bận” suy nghĩ về một vấn đề nào đó. Điều này không hề lãng phí thời gian vô nghĩa mà đôi khi nó là biểu hiện của việc trẻ đắm chìm trong thế giới của riêng mình và bắt đầu tự suy nghĩ. Lúc ấy, não của trẻ đang trong tình trạng “tăng tốc” để giải quyết cho vấn đề mà chúng thắc mắc. Não bộ ở trẻ em do chưa phát triển hoàn thiện, nên không thể làm việc nào khác khi đang suy nghĩ. Và điều đó khiến cho chúng rơi vào trạng thái “đờ đẫn”.
3. Trẻ "bỏ ngoài tai" những lời nói xung quanh
Khi trẻ đang say mê với món đồ chơi hay đang hứng thú với một điều nào đó, dù cha mẹ có nói thế nào, chúng cũng không đáp lại. Điều này khiến cha mẹ cảm thấy bực bội và lo lắng. Sở dĩ con trẻ không đáp lại lời bố mẹ là vì con đang trong trạng thái tập trung. Lúc này, não bộ con sẽ “chặn” những thứ không liên quan.
Trẻ thường xuyên có thói quen tập trung khi làm việc nào đó và sự tập trung cao độ này sẽ giúp con tiếp thu kiến thức mới nhanh hơn. Nếu con bạn cũng có biểu hiện này, cha mẹ đừng cố gắng chỉnh đốn, uốn nắn con, nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng tập trung và gây bất lợi cho sự phát triển tự nhiên của trẻ.
Cha mẹ nên nhớ rằng, đôi khi những dấu hiệu “kỳ quặc” của con lại là biểu hiện của một đứa trẻ thông minh. Có “tật” cũng không hẳn là có “bệnh”, vì thế cha mẹ cần phải phân biệt được tình trạng của con, tránh vô tình la mắng oan và kìm hãm tài năng của trẻ.
Đọc tiếp Nuôi con nhỏ mắc 4 sai lầm khiến con còi cọc kém thông minh