Năng lượng này được gọi là khí. Khí có mặt ở khắp mọi nơi trên trái đất. Khi tình trạng thể chất của bạn tốt, khí sẽ tự do luân chuyển qua cơ thể. Khi bạn không khỏe, khí bị tắc nghẽn ở cơ quan có vấn đề.
Y học cổ truyền Trung Quốc chia đồng hồ sinh học của các cơ quan nội tạng thành 12 kinh tuyến chính. Mỗi cơ quan có hai giờ để "sạc" khí. Nếu bạn thường xuyên bị gián đoạn giấc ngủ vào một khung giờ nhất định thì rất có thể cơ quan đó đang bị mất cân bằng, năng lượng không thể vượt qua được nó, khiến bạn thức giấc.
21h-23h: Vấn đề ở tuyến giáp
Trong giai đoạn đầu của giấc ngủ, hệ thống nội tiết bao gồm tuyến giáp, tuyến thượng thận, hệ thống chuyển hóa và hệ bạch tuyết tái cân bằng. Nếu cơ quan này mất cân bằng, bạn sẽ thấy mệt mỏi và ngủ không ngon giấc trong thời điểm này. Khó ngủ trong khung giờ 21h-23h còn có thể là dấu hiệu của sự căng thẳng và lo lắng quá mức.
Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn có thể tập yoga hay thiền định trước khi đi ngủ hoặc tập các động tác giãn cơ.
23h-1h: Vấn đề ở túi mật
Túi mật có nhiệm vụ tạo ra mật, giúp tiêu hóa, hấp thụ và phân hủy chất béo. Nếu bạn thường xuyên thức giấc trong khoảng 23h-1h thì có thể túi mật đang gặp vấn đề. Bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn, tránh tiêu thụ chất béo chuyển hóa để giảm áp lực cho túi mật.
Các yếu tố cảm xúc như thất vọng, tự ti, cảm giác oán giận... cũng ảnh hưởng đến hoạt động của túi mật. Vì vậy, để giấc ngủ trọn vẹn, bạn nên loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, tránh xa căng thẳng, bực bội.
1h-3h: Vấn đề ở gan
Từ 1h đến 3h là thời gian cơ thể thải độc, loại bỏ các chất thải ra khỏi máu và các mô. Nếu thường xuyên thức dậy vào thời điểm này, có thể do chức năng gan kém. Cơ thể tích tụ quá nhiều độc tố khiến gan bị quá tải. Để giảm áp lực cho gan, bạn cần uống nhiều nước và cắt giảm đồ uống chứa caffeine hay đồ uống chứa cồn.
Căng thẳng kéo dài cũng ảnh hưởng đến hoạt động của gan, khiến bạn dễ thức giấc vào khung giờ này. Bạn nên tìm cách giải tỏa căng thẳng để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
3h-5h: Vấn đề ở phổi
Khi chuẩn bị bước vào ngày mới, phổi sẽ hoạt động tích cực hơn để lấy oxy và chuyển nó đến các cơ quan khác. Nếu bạn thường thức dậy trong khung giờ 3h-5h và có các triệu chứng như ho, hắt hơi, nghẹt mũi thì có thể nguyên nhân do phổi hoạt động kém. Bạn nên tập các bài tập thở để cải thiện chức năng phổi, giúp ngủ ngon hơn.
5h-7h: Vấn đề ở ruột già
Trong khoảng thời gian 5h-7h, dòng năng lượng được tập trung ở ruột già để loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể. Nếu có sự mất cân bằng trong cơ quan này, bạn có thể bị táo bón, dễ tăng cân. Để quá trình thải độc diễn ra trơn tru, bạn nên uống nhiều nước, tích cực ăn rau xanh, hoa quả.
Theo ngoisao