Đậu ván trắng là loại cây quen thuộc với người Việt. Đậu được trồng lấy quả non làm rau ăn. Quả khi già lấy hạt nấu chè, cháo… Tuy nhiên, ít người biết đậu ván trắng trong y học cổ truyền còn được dùng làm thuốc chữa bệnh.
Nhà khoa học, lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội, cho hay đậu ván trắng còn được gọi là bạch biển đậu, biển đậu, bạch đậu dùng trong rất nhiều bài thuốc để kích thích tiêu hoá. Đậu ván là loại cây toàn năng vì dễ trồng, không tốn công chăm sóc, nhưng có thể dùng tất cả các bộ phận: hoa, hạt, rễ, lá để làm thuốc chữa bệnh.
Đậu ván trắng là cây leo sống nhiều năm, phân nhánh, cao 3m hoặc hơn; lá có 3 chét, hình trứng nhọn, mọc so le, không lông ở mặt trên, có ít lông ở mặt dưới; hoa tím thành chùm thưa ở nách lá; quả màu lục nhạt, đầu quả có mỏ nhọn, cong; hạt màu trắng có mồng ở mép, cũng có loại hạt màu đen, màu vàng nhưng ít dùng làm thuốc.
Hoa, lá, quả non luộc, xào ăn. Quả già lấy hạt nấu chè, làm nhân bánh, làm tương như đậu nành và làm thuốc.
Trong y học cổ truyền, hạt đậu ván trắng là thuốc có vị ngọt, tính hơi ấm; quy kinh Tỳ, Vị; tác dụng giải độc, tăng sức tiêu hóa, bổ dưỡng với liều dùng 20-30g (hạt), sắc uống hoặc tán bột uống.
Một số món ăn bài thuốc có đậu ván được Lương y Bùi Đắc Sáng giới thiệu:
1. Chữa nôn mửa, tiêu chảy: Bạch biển đậu 20g-30g. Sắc uống hoặc tán bột uống.
2. Chữa mùa hè thổ tả: Bạch biển đậu sao 20g-30g, giấm vừa đủ. Tán bột uống với giấm (pha loãng).
3. Chữa mùa hè cảm sốt, bụng xốn xáo, nôn mửa, đầy bụng không tiêu hoặc tiêu chảy: Bạch biển đậu 20g-30g, hậu phác 16 g, hương nhu 16g. Sắc uống.
4. Chữa tỳ vị hư yếu: Bạch biển đậu sao 80g, hoài Sơn 80g, ý dĩ nhân 80g. Tán bột mịn, hoàn viên, uống 16-24g/ngày, lúc đói.
Hạt bạch biển đậu trước khi làm thuốc lưu ý cần sao qua sau đó phối hợp với các vị thuốc khác.
Thông tin chi tiết cây thuốc Cây dược liệu cây Ðậu ván trắng, Bạch biển đậu - Lablab purpureus ...
Bộ phận dùng: Hạt - Semen Dolichoris Album, thường gọi là Bạch biển đậu. Lá và rễ cũng được dùng.
Theo Lương y Bùi Đắc Sáng, ngoài hạt thì hoa của đậu ván trắng (biển đậu hoa) cũng được dùng, tốt cho tiêu hoá. Hoa đậu ván có vị ngọt, tính bình, không độc, dùng chữa bệnh lỵ, tiêu chảy, xích bạch đới hạ. Hhoa đậu ván trắng ăn như rau sống kiện tỳ hòa vị, thanh thử hóa thấp, thanh nhiệt sinh tân, nhuận tràng, sáp tinh.
Trường hợp trẻ nhỏ ăn kém, gầy còm dùng 15 - 20g hoa đậu ván trắng, sắc với nước, thêm chút đường vào uống hàng ngày, liên tục trong nhiều ngày. Bài thuốc này giúp kích thích tiêu hoá, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Hoa đậu ván trắng còn tốt cho chị em phụ nữ kinh nguyệt không đều, dùnghoa khô tán bột, uống 2g mỗi lần, ngày 2 - 3 lần lúc đói với nước cơm.
Vào mùa hè bị trúng nắng, buồn nôn, tiêu chảy phân lỏng dùng hoa đậu ván trắng 8g, lá hoắc hương tươi 12g, sắc uống thay nước trong ngày.
Lương y Bùi Đắc Sáng cũng tiết lộ thêm, ngoài quả, hoa thì lá đậu ván trắng còn có tên gọi khác là biển đậu diệp cũng tốt cho tiêu chảy. Lá đậu ván trắng có vịcay, ngọt, tính bình, hơi độc. Chủ trị: Tiêu chảy, nôn mửa, chuột rút. Lá đậu ván trắng còn có tác dụng lọc thận, bảo vệ chức năng thận. Người đi tiểu ra máu dùng lá đậu ván tươi 20 - 30g sao vàng sắc uống 2 - 3 lần trong ngày.
Ngoài ra, rễ đậu ván trắng (biển đậu căn) được làm thuốc chữa xương khớp đau nhức. Cách dùng: lấy 30grễ đậu ván trắng, sắc kỹ với nước, chia thành nhiều phần uống trong ngày; có tác dụng giảm đau.
Chuyên gia lưu ý khi dùng đậu ván trắng làm thuốc cần phải đảm bảo có nguồn gốc rõ ràng, nhà trồng được là tốt nhất.
theo Trí thức trẻ, theo soha