Hình ảnh lá và hoa cây Long não
Mô tả giống
* Tên:
Cây Long não (hay còn gọi là cây Dã hương) có tên khoa học là Cinnamomum camphora (L.) Presl thuộc họ Long não (Lauraceae).
*Công dụng:
Gỗ long não trên thực tế không bị côn trùng phá hại, vì thế người ta dùng nó để sản xuất các vật dụng nhỏ trong gia đình (tráp, hộp, chuỗi vòng hạt, quạt v.v).
Vỏ Long não ngâm rượu dùng ngậm, xúc miệng (không nuốt) để phòng, trị bệnh viêm răng, lợi. Đây là bài thuốc dân gian ở Việt Nam.
*Đặc điểm hình thái:
Cây gỗ lớn có thể cao tới 40m, đường kính đạt 200cm.Cây gỗ, cao 10-15m. Lá đơn nguyên, hình mũi mác, mặt trên xanh, mặt dưới màu nhạt hơn, có cuống dài, mọc so le, không có lá kèm, gân lá lông chim. Cụm hoa hình sim 2 ngả ở ngọn cành. Hoa nhỏ màu vàng lục, đều, lưỡng tính. Quả mọng đựng trong đế hoa tồn tại và rắn lại. Hạt không nội nhũ.
*Đặc điểm sinh thái:
Ở Việt Nam long não mọc tương đối chậm. Mùa hoa tháng 3-4, mùa quả tháng 10-11. Là cây tương đối ưa sáng, lúc nhỏ che bóng, ưa khí hậu ấm và ẩm nhiệt độ trung bình năm 15- 200C, lượng mưa trên 1.000mm. Mọc tốt trên đất sét pha tầng dầy, không sống được trên đất mặn, đất trũng hoặc quá khô. Ở điều kiện thích hợp long não có thể tái sinh hạt và chồi tốt. Long não mọc tự nhiên và đã được gây trồng trên diện tích nhỏ ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
* Thời vụ:
Thường trồng vào đầu mùa mưa (vụ Xuân hoặc vụ Hè).
* Mật độ trồng:
Mật độ trồng tương đối: 5x6m, nếu cấy đã trưởng thành thì có thể tỉa để thưa hơn.
* Đất trồng:
Long não ưa đất tốt, lớp đất mặt dày, nhiều mùn, ẩm nhưng nó cũng có thể phát triển bình thường trên các vùng đồi, vùng đất nghèo dinh dưỡng, cằn cỗi hoặc vùng đất bạc màu. Long não chịu lạnh giỏi nhưng chịu sương muối và chịu gió kém hơn.
* Tiêu chuẩn cây con giống:
Tuổi cây con trên 6 tháng, đường kính cổ rễ: 0,5 – 0,6 cm, chiều cao bình quân: 35 – 40 cm, cây sinh trưởng tốt, không bị cụt ngọn, sâu bệnh.
* Kỹ thuật trồng:
Đào hố: 40x40x40 cm, bố trí theo hình nanh sấu giữa các hàng. Cuốc hố trước khi trồng 1 tháng.
- Lấp hố kết hợp với bòn lót từ 0.1 – 0.3 kg phân NPK/hố, vun đất theo hình mui rùa.
- Trồng cây: Dùng cuốc bới bổ giữa hố sâu bằng chiều cao của bầu. Bóc bầu, đặt cây sao cho cổ rễ ngang mặt hố, rồi vun đất xung quanh cho kín, ấn chặt.
* Kỹ thuật chăm sóc:
- Chăm sóc 3 năm đầu, mỗi năm 2 lần vào tháng 4-4 và tháng 9-10.
- Xới đất xung quanh gốc đường kính rộng 60 – 80cm, sâu 3-4 cm, vun gốc kết hợp bón thúc 0.1 -0.3kg phân NPK/cây vào lần chăm sóc đầu. Kết hợp với tỉa cành để tạo dáng và tán cây đẹp.
Phòng trừ sâu, bệnh hại
- Bệnh đốm than: Bệnh ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và mỹ quan. Để phòng trừ bệnh, phải cắt bỏ là bệnh và đem đốt. Trước khi bị bệnh phun Boocđô 1%, sau khi phát bệnh phun Daconil liên tục 2-3 lần trong 10 ngày.
- Bệnh đốm xám: Thường gây ra ở mép lá và ngọn lá, lá khô nứt ra và rụng dần. Ban đêm, trên lá có các chấm nhỏ màu vàng, rồi lan rộng thành đóm màu nâu sẫm hoặc nâu, về sau thành màu trắng xám. Để phòng trừ, cần tăng cường quản lý, bón phân P, K, kịp thời cắt bỏ lá bệnh và đốt đi; phun thuốc phòng bệnh đốm xám bằng Topsin 0,1%.
- Bệnh khô cành: Trên cành non có các đốm màu hạt dẻ, hình bầu dục. Đốm bệnh phát triển mạnh làm cho cành bị khô, lá rụng. Bệnh nặng có thể làm cho cây bị trụi lá, dễ gãy, gặp mưa bão cành gẫy hàng loạt. Cần tỉa thưa, bón phan hợp lý, phun Boocđô 1% đề phòng xâm nhiễm, phun hợp chất lưu huỳnh vôi 0,3-0,50 Be, hoặc Zineb 0,2%.
- Bệnh thảm nhung: Phun bột lưu huỳnh pha loãng 150 lần, trộn với Ovex 0,1%, hoặc dùng TDN 0,2% để phòng trừ.
- Tằm long não: Dùng đèn tia tím để bắt lúc vũ hóa. Đối với sâu non tuổi 1-3 phun thuốc sữa Dipterex 0,2%, sau tuổi 4 phun tinh thể Dipterex 0,2%.
- Đối với các loại sâu hại: Ong ăn lá, bướm phượng, xén tóc, bọ trĩ vân lưới, ngài,..thì dùng các biện pháp bảo vệ các loài thiên địch, thu hái bằng túi tập trung và đốt đi, phun Dipterex 0,2%, DDVP 0,1% hoặc dùng các chế phẩm sinh học để loại trừ.
Khai thác, sử dụng
Lá có thể khai thác quanh năm để lấy nguyên liệu chưng cất tinh dầu. Cây long não trên 25 tuổi cho khai thác lấy gỗ.
Ứng dụng
Gỗ long não trên thực tế không bị côn trùng phá hại, vì thế người ta dùng nó để sản xuất các vật dụng nhỏ trong gia đình (tráp, hộp, chuỗi vòng hạt, quạt v.v).
Trước đây, nhiều cây bị đốn hạ để sản xuất long não tự nhiên phục vụ cho việc sử dụng trong y tế, nhưng hiện nay mọi loại long não sử dụng trong thực tế có nguồn gốc tổng hợp. Từ mùn cưa và phoi bào người ta cũng có thể sản xuất ra tinh dầu long não.
Vỏ Long não ngâm rượu dùng ngậm, xúc miệng (không nuốt) để phòng, trị bệnh viêm răng, lợi. Đây là bài thuốc dân gian ở Việt Nam
Tinh dầu Long Não
Người ta chưng cất bằng hơi nước các loại gỗ nghiền nhỏ, rễ, cành non của cây long não để thu được tinh dầu, mà từ đó trong quá trình ngưng tụ và làm lạnh có thể thu tới 90% long não. Bằng việc chưng cất phân đoạn tinh dầu thô người ta thu được các thành phần khác nhau, được sử dụng trong kỹ thuật ("tinh dầu long não đỏ", chứa safrol), y tế (long não y tế), ướp thơm ("tinh dầu long não trắng").
Lưu ý rằng tinh dầu long não dùng trong y tế khác rất nhiều với tinh dầu long não tự nhiên.
Hình ảnh gốc cây Long não được điêu khắc thành bộ bàn nước tứ linh