Đọc ngay 70% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch chân: Chuyên gia Bệnh viện Việt ...
Cục máu đông phát triển trong tĩnh mạch còn được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu. Huyết khối tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trong cơ thể, nhưng thường gặp nhất là huyết khối tĩnh mạch chi dưới.
Cục máu đông trong tĩnh mạch có thể trở nên nguy hiểm nếu chúng vỡ ra. Sau đó, các khối giống như gel có thể di chuyển trong máu và mắc kẹt trong phổi, ngăn chặn lưu lượng máu.
Mới đây, một bác sĩ đã chia sẻ năm dấu hiệu cảnh báo cục máu đông trong cơ thể mà bạn cần lưu ý.
Tiến sĩ Omar Abu-Bakr, bác sĩ phẫu thuật tĩnh mạch tại Phòng khám Whiteley, Anh, cho biết: "Khoảng 50% những người bị huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) gặp phải các triệu chứng. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là một số người bị DVT có thể không gặp bất kỳ triệu chứng nào, đó là lý do tại sao đôi khi nó được gọi là căn bệnh thầm lặng".
Khi các triệu chứng xuất hiện, điều quan trọng là phải hành động kịp thời và đến bệnh viện "ngay lập tức".
Dưới dây, bác sĩ Abu-Bakr chia sẻ 4 dấu hiệu cảnh báo cục máu đông trong tĩnh mạch.
Sưng tấy
Sưng tấy thường xảy ra ở chân, mắt cá chân hoặc bàn chân được coi là một trong những dấu hiệu nhận biết huyết khối tĩnh mạch sâu.
Bác sĩ Abu-Bakr cho biết: "Về bản chất, triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn với những tình trạng khác, chẳng hạn như vết côn trùng cắn. Tuy nhiên, kết hợp với các dấu hiệu khác, nó có thể là dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch sâu".
Tĩnh mạch sưng đau và chuột rút
Tình trạng sưng chi dưới thường có thể đi kèm với các tĩnh mạch sưng lên, cảm thấy đau khi chạm vào.
Bác sĩ Abu-Bakr cho biết: "Cùng với sưng tấy, mọi người cũng có thể bị chuột rút dữ dội và đau đớn ở chân. Những dấu hiệu này thường bắt đầu ở bắp chân trước khi lan sang phần còn lại của chân".
Nóng đỏ
DVT có thể khiến da bạn cảm thấy nóng ở vùng có cục máu đông trong cơ thể.
Bác sĩ Abu-Bakr cho biết: "Sự nóng ấm này dễ nhận thấy bởi sự khác biệt về nhiệt độ giữa vùng bị ảnh hưởng so với các bộ phận cơ thể xung quanh".
Da đổi màu
Khu vực bị ảnh hưởng cũng có thể thay đổi tông màu da thông thường, trở nên nhạt hơn với sắc đỏ hoặc xanh biển.
Bác sĩ Abu-Bakr nói thêm: "Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này, đặc biệt nếu bạn có các yếu tố nguy cơ mắc DVT, thì điều quan trọng là phải đi khám ngay để ngăn ngừa các biến chứng."
Phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu
Tin tốt là có một số cách để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch.
Bác sĩ Abu-Bakr đề xuất các biện pháp sau:
- Duy trì hoạt động thể chất để giải quyết các yếu tố nguy cơ của DVT - duy trì cân nặng hợp lý, tăng cường tuần hoàn, cải thiện chức năng phổi và tăng cường cơ bắp
- Uống đủ nước để giảm nguy cơ cô đặc máu
- Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu (nếu bạn ngồi hoặc đứng trong thời gian dài, hãy nghỉ ngơi thường xuyên để duỗi chân và di chuyển xung quanh).
Bác sĩ Abu-Bakr nói thêm: "Điều quan trọng cần lưu ý là những chiến lược này có thể không hiệu quả trong mọi trường hợp và một số người có thể cần các biện pháp can thiệp bổ sung, chẳng hạn như thuốc hoặc phẫu thuật, để ngăn ngừa DVT".
"Hãy gặp bác sĩ của bạn để hỏi về các chiến lược tốt nhất cho tình huống cá nhân của bạn".
Đọc thêm Tác dụng của hạt dẻ ngựa với chứng giãn tĩnh mạch chân
theo Phụ nữ Việt Nam