Đặc điểm nhận biết cây thổ phục linh
Thổ phục linh còn có tên gọi khác là củ khúc khắc. Tên khoa học Smilax glabra Roxb. (Smilax hookeri Kunth). Thuộc họ Hành tỏi Liliaceae.
Thổ phục linh hay cây khúc khắc (Smilax glabra) là một loại cây sống lâu năm, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, gầy, không gai, thường có tua cuốn dài.
Thổ phục linh mọc hoang khắp nơi ở nước ta, thu hoạch quanh năm.
Thổ phục linh là một vị thuốc được dùng cả trong đông và tây y (tây y dùng với tên Salsepareille làm thuốc tẩy máu, làm ra mồ hôi, chữa giang mai…).
ThS.BS. Nguyễn Quang Dương – Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, thổ phục linh vị ngọt, nhạt, tính bình, vào hai kinh can và vị; có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, giải độc do thủy ngân; chữa đau nhức xương khớp, ác sang ung thũng.
Liều dùng hằng ngày 10 - 50g dưới dạng thuốc sắc.
Đọc thêm: Nghiên cứu thành phần hóa học cây thổ phục linh (SMilax Glabra ...
Một số món ăn bài thuốc có thổ phục linh chữa đau nhức xương khớp
ThS.BS. Nguyễn Quang Dương giới thiệu một số món ăn bài thuốc có thổ phục linh như sau:
1. Chữa phong thấp, gân xương đau nhức, tê buốt:
- Thổ phục linh 20g, dây đau xương 20g, thiên niên kiện 6g, đương quy 10g, mạn kinh tử 10g, cẩu tích 20g, cốt toái bổ 10g. Sắc uống ngày một thang. Chia 2-3 lần, uống khi thuốc còn ấm.
2. Trừ phong thấp, lợi khớp, dùng trị đau nhức xương khớp, đau mỏi lưng, gối:
- Bài 1: Thổ phục linh 20g; dây đau xương, cốt toái bổ, tục đoạn, cẩu tích, mỗi vị 12g. Sắc uống, ngày 1 thang, chia 3 lần, trước bữa ăn 1 giờ.
- Bài 2: Thổ phục linh 20g; cỏ nhọ nồi, hy thiêm, mỗi vị 16g; ngưu tất, ngải cứu, thương nhĩ tử, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống khi thuốc còn ấm.
- Bài 3: Thổ phục linh 20g; cốt khí củ, hy thiêm, ngưu tất, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống khi thuốc còn ấm.
3. Trị phong thấp, gân cốt đau tê:
- Thổ phục linh 20g, thiên niên kiện 8g, tang chi 10g, lá lốt 8g, cốt toái bổ 10g, hà thủ ô 12g, đinh lăng 12g, trần bì 6g, bạch chỉ 6g. Sắc với 1000ml nước còn 250ml, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn.
4. Điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp:
- 40g thổ phục linh tươi, 100g thịt lợn rồi đem hai nguyên liệu hầm chung với nhau, sau đó ăn cả nước lẫn cái.
5. Trị viêm khớp dạng thấp -"Bài ý dĩ nhân thang":
- Ý dĩ 12g, thạch cao 20g, thương truật 8g, liên kiều 12g, thổ phục linh 20g, kê huyết đằng 16g, tri mẫu, hoàng bá đều 12g, cam thảo 6g, ké đầu ngựa 20g, đan sâm 12g, quế chi 8g, tang chi, phòng phong đều 12g, hy thiêm 20g, tỳ giải, ngân hoa đều 16g, phù tiểu mạch 10g, bạch thược 12g.
Tất cả các vị thuốc trên rửa qua rồi sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày, uống khi thuốc còn ấm.
Vị thuốc thổ phục linh chữa đau nhức xương khớp.
Một số bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian:
1. Chống viêm, chữa dị ứng:
- Khúc khắc 15 - 30g, rửa sạch, cho 450ml nước sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần trong ngày. Mỗi liệu trình 5-10 ngày.
2. Hỗ trợ trị chàm, phong chẩn, đơn độc:
- Khúc khắc 40 - 80g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Phối hợp với các thuốc khác.
3. Chữa phong thấp, gân xương đau nhức, tê buốt:
- Khúc khắc 20g, dây đau xương 20g, thiên niên kiện, đương quy đều 8g, bạch chỉ 6g, cốt toái bổ 10g. Cho 500ml nước sắc còn 250ml, uống ngày một thang, chia 2 lần, mỗi liệu trình 15 ngày.
Lưu ý khi sử dụng thổ phục linh
Khi sử dụng thổ phục linh, người dùng nên lưu ý:
- Theo đông y, thổ phục linh không dùng cho người có chứng can thận âm hư, tỳ vị hư hàn.
- Nếu dùng liều quá cao có thể gây kích ứng dạ dày, một số trường hợp có thể bị dị ứng. Nên dùng liều trong khoảng từ 15 đến 30g mỗi ngày.
- Không dùng cho phụ nữ có thai, người cho con bú.
- Thổ phục linh kiêng kỵ dùng với nước trà, cho nên cần tránh dùng chung vì có thể gây rụng tóc.
- Tương tác thuốc có thể xảy ra giữa thổ phục linh với các thuốc như digoxin, lithium cho nên không dùng chung với nhau.
Hình ảnh lá cây Thổ phục linh (Tên khoa học: Smilax glabra) còn được gọi là dây khum, hồng thổ linh, sơn trư phấn, sơn kỳ lương, linh phạn đoàn là một loài cây leo, thân mềm, không gai thuộc họ Smilacaceae.
Thông tin thực vật
THỔ PHỤC LINH
Smilax glabra Wall. ex Roxb. 1832
Họ: Khúc khắc Smilacaceae
Bộ: Khúc khắc Smilacales
Đặc điểm nhận dạng:
Dây leo, cành zíc zắc, nhẵn không gai. Lá đơn mọc cách, phiến lá hình mác thuôn, 3 gân chính, mép lá viền dày, dài 5 - 18cm, rộng 2 - 7cm. Hoa đơn tính khác gốc, họp thành tán ở nách lá, cuống tán rất ngắn hoặc gần như không có. Nụ hoa gần hình cầu, 3 cạnh thô. Quả chín màu tím đen có phấn ở ngoài.
Nơi sống và sinh thái:
Cây sống dưới rừng và cây bụi ven đường, ở sườn núi, trảng cỏ, ở độ cao 300 - 1500 m. Mùa hoa vào mùa thu đông, mùa quả chín vào mùa xuân hè. Tái sinh bằng hạt và thân rễ.
Phân bố:
Việt Nam: Lạng Sơn, Quảng Ninh (đảo Ba Mùa), Bắc Thái, Hà Bắc, Vĩnh phúc, Hoà Bình, Hà Tây, Hải Hưng, Ninh Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Khánh Hoà (Nha Trang), Kontum, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Thuận.
Thế giới: Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia.
Giá trị:
Cây thuốc qúy, thân rễ được dùng làm thuốc chữa phong thấp, gân xương co quắp d89au nhức, tràng nhạc, ung nhọt, giải độc thủy ngân. Thân rễ có thể ngâm rượu với một số cây con khác làm thuốc bổ. Thân rễ của loài này được xuất khẩu với khối lượng lớn sang Lào.
Tình trạng:
Sẽ nguy cấp. Do cây bị đào lấy thân rễ làm thuốc, nên đã huỷ diệt số lượng cá thể. Nếu tốc độ khai thác như hiện nay sẽ dẫn đến sự cạn kiệt về loài. Mức độ đe doạ: Bậc V.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
cần khai thác có mức độ và bên cạnh việc khai thác tự nhiên, cần gây trồng để lấy nguyên liệu làm thuốc.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - trang 368.
Xem thêm cây thuốc: Cây dược liệu Cây Thổ Phục Linh - Smilax Glabra
Thổ phục linh, Cây Khúc khắc- Smilax glabra Roxb.