1. Thích quan tâm tới chuyện vụn vặt vô bổ
Thành công là kết quả của 1 quá trình nỗ lực dài hạn chứ không phải ngày một ngày hai. Đặc biệt, những người thành công thường dành rất nhiều thời gian để phát triển năng lực. Họ dành thời gian học hỏi ở nhiều phương diện khác nhau, từ những người xung quanh và qua các bài học thực tế.
Trong khi đó, những người không có năng lực lại thường xuyên quan tâm tới những chuyện vụn vặt, không có ích cho công việc. Họ bị cuốn vào những câu chuyện không đâu và vướng nhiều rắc rối không đáng có.
Bởi vậy, họ tiêu tốn thời gian, sức lực mà không nhận lại được kết quả xứng đáng. Thậm chí, tinh thần của họ cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi những câu chuyện vụn vặt tiêu cực. Điều này càng khiến họ không tập trung trau dồi khả năng của bản thân được.
2. Thích khoe khoang
Người xưa thường có câu: “Thùng rỗng kêu to”. Những người hiểu biết sâu rộng và giỏi giang thực sự thì hiếm khi khoe khoang. Ngược lại, những người nông cạn, năng lực tầm thường lại thích thể hiện, khoe mẽ. Nhiều người thậm chí còn nói dối trước mặt người khác để chứng minh rằng mình giỏi giang.
Tuy nhiên, tính cách này càng khiến họ thất bại hơn. Khi tự “vẽ” ra năng lực và ảo tưởng về khả năng của mình, họ sẽ không biết bản thân ở vị trí nào. Họ tự tin khoe mẽ trong khi khả năng hạn hẹp, thậm chí là ngày càng thụt lùi. Chỉ vì lo sợ người khác coi thường mình nên họ tự “khuếch đại” khả năng của mình lên trước mặt mọi người. Bởi vậy, những người thích khoe khoang hiếm khi đạt được thành tựu gì trong cuộc sống, công việc cũng chỉ “giậm chân tại chỗ” mà thôi.
Chưa kể, khi chúng ta khoe khoang quá nhiều, người xung quanh cũng dễ cảm thấy khó chịu. Họ cũng mất đi sự tin tưởng vào chúng ta vì ta chỉ nói được chứ không làm được. Điều này ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ của mỗi người.
3. Thích sống khép mình, ngại giao tiếp
Những người không giỏi giao tiếp và không có nhiều mối quan hệ cũng khó thành công trong cuộc sống. Họ không bao giờ chủ động thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp để có thể học hỏi ở người khác những điều thú vị. Ngược lại, họ chỉ sống trong “thế giới” của chính mình, dễ hài lòng với những gì mình đang có.
Những người này hiếm khi thể hiện được bản thân ở đám đông. Họ luôn dè chừng, thậm chí sợ sệt và không có bản lĩnh làm chủ các tình huống khác nhau trong cuộc sống.
Đối với người khác, họ cũng không được đánh giá cao. Vì không có mối quan hệ rộng rãi và không biết cách giao tiếp, học hỏi xung quanh nên họ mờ nhạt ở mọi nơi. Ngay cả cấp trên cũng không đánh giá cao năng lực của những người này nên họ mất đi khá nhiều cơ hội.
Trong khi đó, những người bản lĩnh và có năng lực sẽ chủ động học hỏi nhiều thứ từ người xung quanh. Họ biến những kiến thức, kỹ năng của người khác thành bài học cho mình và ngày càng phát triển năng lực, giúp tương lai xán lạn và tiền đồ rộng mở hơn.
Theo soha