Cây dược liệu cây Guồi, Gùi - Willughbeia cochinchinensis Pierre ex Pit

Theo y học cổ truyền, dược liệu Guồi Lương y Nguyễn An Cư cho biết: Guồi có vị hơi đắng, tính mát, không độc, có tác dụng lợi thuỷ, thông nhũ, sinh tân, chỉ khát, giáng hoả, thanh nhiệt, tiêu ban, chỉ ẩu, trừ thũng, tán ung. Mủ cây tạo thành một chất gôm màu đỏ rất dính, rất cứng, khi khô không trong, dễ vỡ.

1. Hình ảnh quả cây Guồi

2. Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Guồi

Guồi, Gùi - Willughbeia cochinchinensis Pierre ex Pit., thuộc họ Trúc đào - Apocynaceae.

Mô tả: Cây gỗ leo. Thân có mấu lồi, bấm ra nhựa mủ trắng. Lá mọc đối, chóp nhọn; gân lá nổi rõ ở mặt trên. Hoa tập hợp ở nách lá, màu trắng. Quả to bằng nắm tay, khi chín màu vàng, vị chua ngọt, ăn được.

Hoa tháng 1-3, quả tháng 3-5.

Bộ phận dùng: Dây hoặc rễ, mủ cây - Caulis seu Radix et Latex Willughbeiae Cochinchinensis.

Nơi sống và thu hái: Loài cây đặc hữu của miền Nam Việt Nam và Campuchia, mọc hoang ở rừng rậm hay rừng thưa. Thu hái dây, rễ và mủ cây quanh năm.

Tính vị, tác dụng: Lương y Nguyễn An Cư cho biết: Guồi có vị hơi đắng, tính mát, không độc, có tác dụng lợi thuỷ, thông nhũ, sinh tân, chỉ khát, giáng hoả, thanh nhiệt, tiêu ban, chỉ ẩu, trừ thũng, tán ung.

Mủ cây tạo thành một chất gôm màu đỏ rất dính, rất cứng, khi khô không trong, dễ vỡ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Campuchia, thân cây được sử dụng làm các chế phẩm thuốc trị lỵ và bệnh về gan và bệnh ghẻ cóc. Có khi người ta ngâm rượu làm thuốc cho phụ nữ mới sinh để uống cho khoẻ.

Lương y Nguyễn An Cư còn cho biết là đàn bà huyết bại tê đau, bạch trọc, bạch đới, băng huyết, rong huyết dùng nó rất hay. Mủ cây thường dùng để làm lành mụn nhọt. Người ta cũng dùng nó bôi chữa ghẻ và sâu răng.