1. Cây Sim - Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk., thuộc họ Sim - Myrtaceae.
Cây Sim (tên khoa học: Rhodomyrtus tomentosa), còn gọi là hồng sim, đào kim nương, cương nhẫm, dương lê là một loài thực vật có hoa thuộc họ Myrtaceae, có nguồn gốc bản địa ở khu vực nam và đông nam Á, từ Ấn Độ về phía đông tới miền Nam Trung Quốc, Đài Loan và Philippines, và về phía nam tới Malaysia và Sulawesi. Loài này thường mọc ở ven biển, trong rừng tự nhiên, ven sông suối, trong các rừng ngập nước, rừng ẩm ướt, và tại độ cao đến 2400 m so với mực nước biển.
Mô tả: Cây nhỏ cao 1-3m. Lá mọc đối, phiến lá dày, chóp tù, mép nguyên, có 3 gân, mặt dưới có lông tơ. Hoa màu hồng tím mọc riêng lẻ hoặc 3 cái một ở nách lá. Quả mọng màu tím sẫm, chứa nhiều hạt.
Cây ra hoa tháng 4-5, có quả tháng 8-9.
Hình ảnh hoa cây Sim
2. Thông tin mô tả Công dụng và tác dụng của Dược Liệu
Bộ phận dùng: Rễ, lá và quả - Radix, Folium et Fructus Rhodomyrti Tomentosae.
Nơi sống và thu hái: Cây của phân vùng Ấn Độ - Malaixia, mọc hoang trên các đồi trọc ở vùng núi và đồng bằng. Lá thu hái vào mùa hè, dùng tươi hay khô. Quả thu hái vào mùa thu, đỏ chín rồi phơi khô. Rễ thu hái quanh năm, thái nhỏ, phơi khô.
Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, chát, tính bình. Rễ có tác dụng khư phong hoạt lạc, thu liễm chỉ tả; lá có tác dụng thu liễm chỉ tả, chỉ huyết, quả bổ huyết.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
1. Rễ được dùng trị viêm dạ dày ruột cấp tính, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, viêm gan, lỵ, phong thấp đau nhức khớp, lưng cơ đau mỏi, tử cung xuất huyết theo công năng, thoát giáng, dùng ngoài trị bỏng. Liều dùng 15-30g, sắc uống.
2. Lá được dùng trị viêm dạ dày ruột cấp tính, ăn uống không tiêu; dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết. Liều dùng lá khô 15-30g, dạng thuốc sắc. 3. Quả dùng trị thiếu máu khi thai nghén, yếu ốm sau khi có bệnh, thần kinh suy nhược, tai điếc, di tinh. Liều dùng 10-15g quả khô, đun sôi lấy nước uống.
Lá non của Sim đắp làm liền da và òâm máu. Búp Sim sắc uống trị ỉa chảy hoặc đi lỵ và rửa vết thương, vết loét. Rễ cũng dùng sắc uống trị đau tim.
Quả Sim chín làm rượu bổ.
Ðơn thuốc:
1. Thiếu máu, yếu ốm, suy nhược thần kinh: Quả Sim 15g, Kê huyết đằng 15g, Hà thủ ô 15g. Sắc nước uống.
2. Viêm gan cấp và mạn, chứng gan to: Rễ Sim 30g, rễ Bùm họp 15g, rễ Muồng truông khô 30g. Sắc nước uống.
3. ỉa chảy, lỵ: Búp non hoặc nụ hoa Sim 8-16g tán bột hoặc sắc uống. Ta thường dùng bột lá Sim và cao gỗ Vang dập viên điều trị ỉa chảy.
3. Hình ảnh quả Sim chín
Quả sim được cư dân các vùng miền núi hái ăn chơi, và trước đây có bày bán ở chợ. Ở Phú Quốc, quả sim còn được khai thác để làm các món đặc sản như Mật sim hay Rượu sim.HoaHoa thường nở rộ vào mùa hè với màu tím. Hoa sim là biểu tượng mà nhiều đôi trai gái miền quê dùng để bày tỏ tình cảm và cũng là biểu tượng của sự chung thủy.
Theo thông tin quốc tế
Điểm nổi bật
• Một thành phần dinh dưỡng chi tiết của Rhodomyrtus tomentosaquả (trái cây sim) lần đầu được xác định như sau.
• Chất xơ đóng góp tới 67% trọng lượng khô của cây sim.
• Tổng số phenolics và khả năng chống oxy hóa của các loại trái cây sim là đặc biệt cao và tương tự như các loại quả mọng.
Nghiên cứu thành phần có trong quả Sim
In this study, detailed chemical properties of sim (Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk.) fruit including nutritional composition, phenolic content and antioxidant capacity were determined for the first time. A 150 g serving of sim fruit contained high levels of dietary fibre (69.94–87.43% of Recommended Daily Intake (RDI)), α-tocopherol (38.90–51.87% RDI), manganese (>100% RDI), and copper (44.44% RDI) but low levels of protein (2.63% RDI), lipid(1.59–3.5% RDI), and sugars (5.65% RDI). The predominant fatty acid in the sim fruit sample was linoleic acid (75.36% of total fatty acids). Interestingly, total phenolics (49.21 ± 0.35 mg gallic acidequivalent (GAE)/g dry weight (DW)) were particularly high and resulted in a high antioxidant capacity (431.17 ± 14.56 μmol Trolox equivalent (TE)/g DW). These results, together with our recent discovery of high amount of piceatannol, a stilbene with potent biological activities, highlight the potential of sim, an under-utilised plant species from South–East Asia, as a new source of health-promoting compounds including dietary fibres, essential fatty acids, and phenolic compounds.