Cây dược liệu cây Sa mộc, Sa mu; The mốc - Cunninghamia lanceolata

Theo Đông Y Sa mu có Vị cay, tính hơi ấm. Tinh dầu thơm có tính kháng sinh. Vỏ thân, rễ, lá có tác dụng khư phong chỉ thống, tán ứ chỉ huyết. Cây thường được trồng để phục hồi rừng, để làm cây cảnh. Gỗ tốt dùng trong xây dựng, đóng đồ, đóng áo quan, cất tinh dầu. Tinh dầu dùng để chữa trị các vết thương và đụng giập, sây sát, thâm tím, đau thấp khớp.

1. Cây Sa mộc, Sa mu; The mốc - Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook, thuộc họ Bụt mọc - Taxodiaceae.

Đặc điểm sinh học và sinh thái học: Phân bố tự nhiên ở miền trung và nam Trung Quốc, Đài Loan, bắc Lào và Việt Nam. Loài từ lâu được coi là loài bản địa của Việt Nam vì đã được nhập trồng thành công ở một số tỉnh biên giới phía Bắc, ở các vùng núi có độ cao trên 700 m như  Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Quảng Ninh, Lạng Sơn và rất thích hợp cho việc trồng cảnh quan trong các thành phố, khu nghỉ mát như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì. Loài cây này cũng đã được trồng rất thành công ở nam Trung Quốc.

Sa mu hay còn gọi sa mộc, thông mụ (danh pháp khoa học: Cunninghamia lanceolata) là một loài thực vật hạt trần trong họ Cupressaceae. Loài này được Lamb. Hook. mô tả khoa học đầu tiên năm 1827.

2. Mô tả cây Sa mộc

Cây gỗ cao tới 40m hay hơn, có nhánh thường rụng. Lá xếp theo một mặt phẳng ngang, cứng, dai, dài 3-7cm, rộng 3-4mm, hình dải, có chóp nhọn, mép răng cưa, cong xuống dưới với một dải lỗ khí màu trăng trắng ở mặt dưới lá; ở phía này hoặc phía kia của gân giữa. Hoa đực xếp cụm 15-20 cái, hình trụ thành đuôi sóc ở ngọn, xếp thành nhóm 5-6 cái một. Hoa cái hình trứng, đơn hay cụm lại. Nón dài 3-4cm, rộng 3cm ở gốc, vẩy có răng, có chóp hình tam giác, tận cùng thành mũi thon. Hạt hình trái xoan, có cánh hẹp.

3. Thông tin mô tả công dụng, tác dụng, Dược Liệu

Bộ phận dùng: Vỏ thân, rễ, lá - Cortex, Radix et Folium Cunninghamiae, thường được gọi là Sam hay Sa mộc.

Nơi sống và thu hái: Loài của Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc tự nhiên ở vùng núi cao Hà Giang, Quảng Ninh và cũng được trồng ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Hải Phòng và Lâm Đồng.

Thành phần hoá học: Hạt chứa dầu (20%), cây chứa tinh dầu có mùi thơm của terpineol và cedrol.

Tính vị, tác dụng: Vị cay, tính hơi ấm. Tinh dầu thơm có tính kháng sinh. Vỏ thân, rễ, lá có tác dụng khư phong chỉ thống, tán ứ chỉ huyết.

Công dụng: Cây thường được trồng để phục hồi rừng, để làm cây cảnh. Gỗ tốt dùng trong xây dựng, đóng đồ, đóng áo quan, cất tinh dầu. Tinh dầu dùng để chữa trị các vết thương và đụng giập, sây sát, thâm tím, đau thấp khớp.

Ở Trung Quốc, cây được dùng trị: lở sơn, ecpét mọc vòng, di tinh, bỏng lửa nhẹ, bệnh mụn, trĩ ngoại và trĩ nội hỗn hợp sưng đau, lở ngứa khắp người do ngộ độc phong thấp.

4. Hình ảnh

Giá trị:  Gỗ vàng nhạt hay trắng, xốp nhưng cứng, chịu mối mọt. Được dùng để làm nhà, sàn nhà, công cụ và đồ gia dụng. Sa mu được trồng từ lâu tại Sa Pa (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng) như loài cây trồng cảnh quan. Do có dáng đẹp, thân cây to, thẳng nên rất được ưa chuộng. Sa mu dễ trồng, không bi trâu bò phá hoại nên trồng rừng có nhiều thuận lợi. Sa mu có khả năng tái sinh chồi rất tốt.

Foliage and pollen cones on an ornamental tree [C.J. Earle].