1. Cây Mía dò hoa gốc, Mía dò lá nhẵn - Costus tonkinensis Gagnep., thuộc họ Mía dò - Costaceae.
Mía dò hoa gốc, có tên khoa học: Costus tonkinensis là một loài thực vật có hoa trong họ Costaceae. Loài này được Gagnep. mô tả khoa học đầu tiên năm 1902.
Thân rễ chứa saponin steroìd, thủy phân cho diosgenin, tigogenin. Có tác dụng chống viêm, chữa sốt, đái buốt, đái vàng, thấp khớp, đau lưng, đau dây thần kinh. Ngày 10 - 20g dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng. Ngọn và cành non còn tươi, nướng, giã, vắt lấy nước nhỏ tai chữa viêm tai. Có thể dùng làm nguyên liệu để chiết xuất diosgenin. Các loài Costus spceiosus var argyrophyllus và Costus tonkinensis cũng được dùng.
Cây mọc hoang nhiều ở miền núi cao Phú Thọ, Ba Vì, Tam Đảo, Tuyên Quang
2. Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Mía dò hoa gốc
Mô tả: Cây có thân phân nhánh mang nhiều bẹ nhắn. Lá không cuống mọc xoắn ốc, phiến lá xoan ngược, dài tới 16cm, rộng 5,5cm; cả hai mặt đều nhẵn, có nhiều điểm trắng rải rác. Cụm hoa mọc từ gốc, cán dài 9cm, lá bắc dài 10-15mm, bông hình cầu có đường kính 8cm, hoa ở nách một lá bắc 4-6mm; đài là ống ngắn có 3 răng, tràng có ống dài, tai hẹp, cánh môi hình trái xoan rộng nhị ngắn, bầu không lông. Quả nang hình cầu cao 1cm, hạt màu đen.
Ra hoa tháng 5, có quả tháng 9.
Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Costi Tonkinensis.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở chân núi, thung lũng Hà Tây, Ninh Bình, Bắc Thái... còn phân bố ở Nam Trung Quốc.
Tính vị, tác dụng: Vị hơi cay, chua, tính hàn; có tác dụng lợi niệu tiêu thũng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường được dùng chữa xơ gan cổ trướng, viêm nhiễm đường tiết niệu, đau nhức cơ thịt, sưng bìu dái, viêm thận thuỷ thũng và vô danh thũng độc. Cũng dùng tương tự như Mía dò.
3. Xem thêm hình ảnh cây
Cây Mía Dò Hoa Gốc - Costus Tonkinensis