Cây Chìa vôi cây thuốc vị thuốc cứu tinh của bệnh nhân đau xương khớp

Cây chìa vôi là một trong những loại thảo dược quen thuộc đã được người dân sử dụng chìa vôi để chống viêm, giảm đau đặc biệt hiệu quả trong các cơn đau liên quan đến xương khớp như thoát vị đĩa đệm, viêm xương khớp.

1. Thông tin nhận biết cây chìa vôi

Trên thế giới, cây chìa vôi được trồng nhiều Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan. Ở nước ta, cây được trồng nhiều ở vùng đồng bằng hoặc mọc hoang ở rừng thưa, ven suối.

Tên gọi khác: Bạch phấn đằng, đậu sương, bạch liêm

Tên khoa học: Cissus modeccoides

Thuộc họ: Nho (Vitaceae)

2. Đặc điểm thực vật của dược liệu

Cây nhỏ, mọc leo, dài 2-4m, thân tròn nhẵn, gốc có củ, toàn thân phủ phấn trắng. Tua cuốn hình sợi đơn.

Lá đơn hình dạng thay đổi, thường xẻ thùy chân vịt, phía cuống hình tim, dài và rộng đến 6-8cm, các lá phía trên chia 5-7 thùy dài gần bằng nhau, mép hơi có răng cưa. 

Hoa màu vàng nhạt, mọc thành ngù đối diện với lá, nhưng ngắn hơn lá và có cuống. Cây ra hoa từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm.

Quả nang tròn, 5-6 mm, khi chín màu đen. Cây có quả từ  tháng 5 tháng10 hàng năm.

Củ tròn to bằng quả trứng gà, mấy củ dính liền với gốc cây, hai đầu của hơi nhọn, ngoài đen, trong trắng.

3. Cây chìa vôi có mấy loại?

Theo dân gian, cây chìa vôi gồm 3 loại: 

  • Chìa vôi bò, 
  • Chìa vôi java, 
  • Chìa vôi bốn cạnh. 

Mỗi loài sẽ có những đặc điểm cũng như công dụng riêng. Tuy nhiên, để sử dụng an toàn và hiệu quả nhất, người bệnh cần phải nắm rõ được đặc tính của chúng.

4. Bộ phận dùng làm thuốc, thu hái, sơ chế

Bộ phận dùng là rễ củ và dây lá. Rễ củ và dây thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa khô. 

Sơ chế: Phần củ đào về, rửa sạch, ngâm một đêm cho mềm, thái mỏng, phơi khô. Khi dùng đem củ ngâm nước vo gạo, còn dây thì cắt ngắn, tẩm rượu sao. Cũng thường tán bột.

5. Thành phần hoa học

Thân dây chìa vôi có chứa hợp chất phenolic, saponin, acid amin, acid hữu cơ.

Ngọn lá non có tỷ lệ protid 1,4%; glucid 5,4%; xơ 1,1%; tro 0,8% trong  tro có caroten 1,5mg%, vitamin C 42,5mg %.

6. Tác dụng dược lý và công dụng của cây chìa vôi

Tác dụng:  Củ chìa vôi có vị đắng, chua, hơi the, tính mát có tác dụng thông kinh, phá huyết, trừ tê thấp, lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng.

Công dụng cây chì vôi:

  • Nhân dân thường dùng ngọn non và lá nấu canh chua. 
  • Củ thường dùng chữa đau nhức xương, đau nhức đầu, tê thấp, gân xương co quắp, sưng tấy, mụn nhọt và chữa rắn cắn. Cũng dùng làm thuốc xổ, nhuận tràng.
  • Liều dùng: ngày dùng 10-30g, sắc uống, có thể ngâm rượu uống. Dùng ngoài không kể liều lượng. 

7. Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây chìa vôi

Chữa phong thấp đau nhức xương: Chìa vôi 20g, dây đau xương 15g, rễ lá lốt 15g, nước 500ml, sắc còn 250ml, chia 3 lần uống trong ngày (theo lương y Lê Minh)

Bong gân, chấn thương, sưng nề, tụ máu: Lá chìa vôi, lá đau xương, lá thầu dầu tía, 3 vị bằng nhau, giã nát, trộn với giấm hoặc rượu (1 miếng đắp cần khoảng 20ml giấm hoặc rượu) sao nóng, đắp và bó vào chỗ chấn thương, khi khô lại thay miếng khác, làm 1-2 lần trong một ngày.

Những cây thuốc nam có tác dụng trị bệnh đau xương khớp

DS. Nguyễn Thị Thanh Xuân (Theo dongythoxuanduong)

Dây chìa vôi, hay còn gọi là Dây đau xương, Bạch liễm, Bạch phấn đằng, là một loài thực vật hai lá mầm trong họ Nho. Loài này được Planch. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1887.