1. Hình ảnh và mô tả cây Cẩu tích, Cây lông cu li - Cibotium barometz (L.) J. Sm.
Cây Cẩu tích hay lông cu li (danh pháp hai phần: Cibotium barometz) là một loài dương xỉ mộc trong họ Dương xỉ vỏ trai (Dicksoniaceae)[1] mà chúng ta vẫn quen gọi là họ Cẩu tích.
Mô tả: Cây có thân thường yếu, nhưng cũng có thể cao 2,5-3m. Lá lớn có cuống dài 1-2m, màu nâu nâu, ở phía gốc có vẩy hình dải rất dài màu vàng và bóng phủ dày đặc. Phiến dài tới 3m, rộng 60-80cm. Các lá lông chim ở phía dưới hình trái xoan- ngọn giáo dài 30-60cm. Lá lông chim bậc hai hình dải - ngọn giáo, nhọn lại chia thành nhiều đoạn thuôn, hẹp; mặt trên lá màu lục sẫm, mặt dưới màu lục lơ; trục lá không lông; các gân của các lá chét bậc hai có lông len. Ổ túi bào tử 1 hay 2, có khi 3 hay 4 ở về mỗi bên của gân giữa bậc 3; các túi màu nâu nâu, có 2 môi không đều nhau; cái ở ngoài hình cầu, cái ở trong hẹp hơn, thuôn.
Cẩu tích, Cây lông cu li - Cibotium barometz
2. Thông tin mô tả Dược Liệu
Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Cibotii, thường gọi là Cẩu tích, Lông phủ ngoài thân rễ cũng được dùng.
Nơi sống và thu hái: Cây phân bố rất rộng rãi ở ven rừng phục hồi sau nương rẫy và trên các tràng cây bụi hoặc nơi đất ẩm gần bờ khe suối, rừng núi ở khắp các tỉnh từ Lào Cai. Hà Giang, qua Quảng Nam-Đà Nẵng đến Lâm Đồng. Thu hoạch thân rễ quanh năm, tốt nhất vào mùa thu- đông, cắt bỏ rễ con và cuống lá, cạo hết lông vàng để riêng. Rễ củ đã cạo hết lông, rửa sạch, thái phiến hay cắt từng đoạn dài 4-10mm, phơi hay sấy khô. Cần bảo quản nơi khô ráo. Khi dùng tẩm dược liệu với rượu để một đêm rồi sao vàng.
Thành phần hóa học: Thân rễ cẩu tích chứa tinh bột (30%) và aspidinol, lông vàng ỏ thân rễ có tanin và sắc tố.
Tính vị, tác dụng: Cẩu tích có vị đắng ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân xương, trừ phong thấp. Người ta đã nghiên cứu tác dụng chống viêm, ức chế chủ yếu giai đoạn viêm cấp tính, cả tác dụng gây động dục kiểu oestrogen. Lông cẩu tích có tác dụng cầm máu có tính cơ học bằng cách hút huyết thanh của máu và giúp cho sự tạo máu cục, làm cho máu chóng đông.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cẩu tích dung chữa phong hàn, thấp tê đau lưng, nhức mỏi chân tay, khó cử động, đau dây thần kinh toạ, chứng đi tiểu són không cầm, di tinh, bạch đới. Ngày dùng 10-20g dạng thuốc sắc.
Lông vàng quanh thân rễ dùng đắp ngoài chữa các vết thương chảy máu. Người ta thường để nguyên thân rễ với 4 gốc cuống lá tạo hình con vật 4 chân có lông vàng (Kim mao Cẩu tích) rồi phun rượu vào tạo ẩm cho lông mọc nhiều để lấy lông dùng cầm máu. Hoặc lấy đoạn thân rễ có lông đem treo lên, thỉnh thoảng lại phun rượu để lông mọc tiếp.
Đơn thuốc:
1. Chữa phong thấp, chân tay tê bại không muốn cử động Cẩu tích 20g, Ngưu tất 8g, Mộc qua 12g, Tang chi 8g, Tùng tiết 4g, Tục đoan 8g, Đỗ trọng 8g, Tần giao 12g, Quế chi 4g, nước 600ml, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày.
2. Chữa thận hư, sống lưng đau mỏi, đái luôn, vãi đái, bạch đới, di tinh: Dùng Cẩu tích 15g, Thục địa 12g, Đỗ Trọng dây 10g, Dây tơ hồng (sao) 8g, Kim anh 8g, sắc uống.
3. Chữa phong thấp đau nhức khớp xương, tay chân yếu mỏi hoặc bại liệt co quắp: Dùng Cẩu tích 15g, Tục đoạn 12g, Cốt toái bổ 12g, Đương quy 10g, Xuyên khung 4g, Bạch chỉ 4g, sắc uống.
Ghi chú: Người thận hư mà có nhiệt, bí tiểu tiện hoặc nước tiểu vàng đỏ, không nên dùng.
3. Cây Cẩu tích và Những bài thuốc có cây cẩu tích:
Trị đau lưng, gân mạch khớp chân khó cử động:
Bài 1: Cẩu tích, đỗ trọng, khương hoạt, nhục quế mỗi thứ 30g; tỷ giải, chế phụ tử, ngưu tất mỗi thứ 50g; tang ký sinh 40g; rượu trắng 1.500ml. Đem tất cả các vị trên ngâm rượu khoảng một tuần, lọc phần trong để uống.Hoặc, ngâm 3 lần nhập lại để uống thì kinh tế hơn.
Bài 2: Cẩu tích, khương hoạt, đỗ trọng, quế tâm, tang ký sinh, phụ tử chế mỗi thứ 30g; tỷ giải, ngưu tất mỗi thứ 45 g, Rượu trắng 2.500ml ngâm như trên (hai bài trên cùng công dụng, cùng thành phần, khác liều lượng),
Trị can thật hư suy, phong thấp lưng chân đau:
Cẩu tích, đan sâm, hoàng ký mỗi thứ 30g, đương quy 25g, phòng phong 15g; rượu trắng 1.000ml. Tất cả đem ngâm rượu trắng để uống.
Trị lưng đau, gối mỏi thuộc thận âm hư:
Cẩu tích, thỏ ty tử, đương quy, phục linh, lượng bằng nhau. Nghiền thành bột, luyện mật ong thành viên 9g. Ngày uống 3 lần. Mỗi lần 1 – 2 viên uống với nước sôi.
Bổ thạn cường yêu (cột sống):
Can thận bất túc, đau mỏi thắt lưng tiểu tiện luôn, phụ nữ đới hạ. Cẩu tích 16g, ngưu tất, thỏ ty tử, sơn thù du, lộc giao (chưng), đỗ trọng mỗi thứ 12g, thục địa 16g, sắc uống.
Lưng gối mỏi do thận can hư:
Cẩu tích 10g, sa uyển tử 12 – 15g, đỗ trọng 10 – 12g. Sắc uống ngày một thang.
Viên cột sống tăng sinh có gai do can thận bất túc:
Cẩu tích, bạch thược, thục địa, nhục thung dung, ngưu tất, cốt toái bổ mỗi thứ 15g; sơ thù du, cầu kỳ tư, nữ trinh tử, đương quy mỗi thứ 10g; kê huyết đằng 30g; mộc hương 6g. Sắc uống ngày một thang.
Đau nhức tất cả các khớp to nhỏ (riêng từng khớp hoặc cùng lúc nhiều khớp vào buổi sáng ngủ dậy hoặc về chiều tối nhiều hơn):
Cẩu tích 30g, cốt toái, huyết giác, độc hoạt, ngưu tất mỗi thứ 20g, sinh địa, mạch môn, mộc qua, đan bì, cốt khí củ mỗi thứ 15g.
Nếu đâu lưng, nhức mỏi, gia thêm ba kích, tục đoan, hà thủ ô mỗi thứ 12g.
Chân tê bì hay hơi nề, gia mộc thông, tỳ giải, thiên niên kiện mỗi thứ 12g. Sưng khớp có sốt, gia hoàng đằng 12g, bạch chỉ 6g.
Đau đàu, khó ngủ, táo bón, huyết áp cao thêm quyết minh tử (hạt muồng sao) 24g.
Các khớp tê buốt, sưng phát cước, sợ nước, sợ lạnh ăn kém tiêu, đại tiện lỏng:
Cẩu tích, bạch chỉ, cốt toái, thiên niên kiện, độc hoạt, thương truật đều 15g, bạch truật 20g, xuyên khung, tô mộc, tùng hương hay nhũ hương, quế chi đều 10g, phụ tử chế, cam thảo đều 8g. Sắc uống hai ngày một thang.
Cẩu tích, Cây lông cu li - Cibotium barometz (L.) J. Sm., thuộc họ Cầu tích - Dicksoniaceae.
4. Cẩu tích bổ thận, cường gân cốt [Bổ thận khoẻ lưng, Trừ thấp giảm đau, Món ăn - bài thuốc có cẩu tích]
Bổ thận khoẻ lưng:
- Bài 1: cẩu tích 16g, ngưu tất 12g, thỏ ty tử 12g, sơn thù du 12g, đỗ trọng 12g, thục địa 16g, cao ban long 12g. Cao ban long để riêng; sắc các vị khác lấy nước, hoà cao ban long vào để uống. Dùng trường hợp gan và thận suy nhược, lưng đau buốt, đái vặt không nín được, phụ nữ đới hạ.
- Bài 2: cẩu tích 15g, thục địa 12g, đỗ trọng 10g, dây tơ hồng 08g, kim anh tử 08g. Sắc uống trong ngày. Chữa thận hư, sống lưng đau mỏi, đi tiểu luôn luôn, bạch đới, di tinh.
Trừ thấp giảm đau:
- Bài 1: cẩu tích 12g, ô đầu chế 12g, tỳ giải 12g, tô mộc 8g. Tán bột làm hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần 8g, chiêu với nước đun sôi. Trị đau các khớp xương do nhiễm gió ẩm hoặc rét ẩm, tứ chi và thân thể đau cứng tê buốt.
- Bài 2: cẩu tích 12g, ngưu tất 12g, mộc qua 12g, tang chi 12g, tùng tiết 12g, tần giao 12g, quế chi 12g, đương quy 12g, hổ cốt 12g, thục địa 20g. Sắc với nước hoặc ngâm rượu, uống. Trị khí huyết đều hư, cảm gió ẩm, đau khớp và tứ chi, thân thể đều đau.
- Bài 3: cẩu tích 15g, tục đoạn 12g, bổ cốt toái 12g, bạch chỉ 04g, đương quy 10g, xuyên khung 04g. Sắc uống. Chữa phong thấp, đau nhức khớp xương, chân tay yếu mỏi hoặc bại liệt co quắp.
Món ăn - bài thuốc có cẩu tích
- Thịt lợn hầm cẩu tích đỗ trọng hoài sơn: cẩu tích 15g, đỗ trọng 15g, hoài sơn 15g, thịt lợn nạc 200g. Cẩu tích, đỗ trọng sắc lấy nước. Đem nước sắc nấu với hoài sơn, thịt lợn thành canh súp, thêm gia vị thích hợp. Ăn trong bữa cơm.
- Rượu bổ thận tráng dương: cẩu tích 18g, đỗ trọng 15g, tục đoạn 15g, uy linh tiên 15g, ngưu tất 15g, ngũ gia bì 15g, rượu 1000ml. Ngâm 7 ngày. Mỗi lần uống 20ml, ngày 2 lần sáng chiều.
- Thịt chó hầm cẩu tích: cẩu tích 15g, kim anh tử 15g, câu kỷ tử 15g, thịt chó nạc 300g. Dược liệu gói trong túi vải, thịt thái miếng, thêm nước và gia vị; hầm nhừ. Ăn trong bữa cơm.
Kiêng kỵ: âm hư hoả vượng, thận hư có nhiệt, bí tiểu tiện hoặc nước tiểu vàng đỏ thì không nên dùng đơn thuốc có cẩu tích.
Cẩu tích còn gọi là kim mao cẩu tích, cây lông khỉ, lông cu ly. Theo Đông y, cẩu tích vị khổ, cam, ôn; vào can thận. Có công năng ôn bổ can thận, cường cân tráng cốt, khu phong trừ thấp. Dùng cho các trường hợp di tinh di niệu, đau mỏi vùng cột sống thắt lưng, yếu mỏi hai chân, đau nhức do phong thấp. Phần lông màu vàng được dùng cầm máu cho các vết thương nhỏ.