Cây dược liệu cây Quạ quạ - Strychnos nux blanda Hill

Theo đông y, dược liệu Quạ quạ Hạt không chứa alcaloid, không độc như hạt Mã tiền. Chim thường ăn hạt Quạ quạ. Nhưng người ta không sử dụng làm thuốc; có khi thu hái nhầm và trộn với hạt Mã tiền nên gây sự nhầm lẫn trong sử dụng

Hình ảnh quả chín cây Quạ quạ

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu cây Quạ quạ

Quạ quạ - Strychnos nux blanda Hill., thuộc họ Mã tiền - Loganiaceae.

Mô tả: Cây gỗ cao 5-12m; cành không lông, xám vàng. Lá thường rụng; phiến to, xoan bầu dục, tròn hay hơi hình tim ở gốc, nhẵn bóng, dài 10-22cm, rộng 7-16cm, có 5-7 gân chính, cuống có rãnh, dài 1-1,5cm. Hoa trắng, không nhiều, thành chùy, các ngù dài 6-8cm, rộng 2,5-4cm; đài cao 1,5-2mm; tràng cao 8-13mm, trắng hay vàng lục. Quả hình cầu, đường kính 6-8cm; hạt 8-12, hình đồng tiền, một mặt hơi lồi, một mặt lõm, có lông sát màu vàng tái, rộng 14-23mm, dày 6,5-8,5mm.

Ra hoa tháng 2-3, có quả tháng 5-6.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Mianma, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở rừng thưa trên đất sa thạch từ Quảng Trị qua Kon Tum, Gia Lai, Ðắc Lắc, tới Ðồng Nai.

Tính vị, tác dụng: Hạt không chứa alcaloid, không độc như hạt Mã tiền.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Chim thường ăn hạt Quạ quạ. Nhưng người ta không sử dụng làm thuốc; có khi thu hái nhầm và trộn với hạt Mã tiền nên gây sự nhầm lẫn trong sử dụng