Cây dược liệu cây Cói dùi thô, Lác hến, Đưng - Scirpus grossus L. f

Theo y học cổ truyền, dược liệu Cói dùi thô Ở Ấn Độ, củ được dùng trị ỉa chảy và nôn mửa.

Hình ảnh cây Cói dùi thô

Thông tin mô tả cây dược liệu cây Cói dùi thô

Cói dùi thô, Lác hến, Đưng - Scirpus grossus L. f., thuộc họ Cói - Cyperaceae.

Mô tả: Cây thảo cao đến 2m; thân có 3 cạnh nhọn, mặt lõm. Lá dài bằng 1/3 thân, thon nhọn. Cụm hoa có lá bắc rất dài; bông nhỏ xoan cao 6-7mm, màu nâu đen; vẩy có đầu tù; hoa có 6 tơ, 3 nhị. Quả bế đen đen, có 3 cạnh.

Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Scirpi Grossi.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Độ, Nêpan, Việt Nam, Philippin. Ở nước ta, cây mọc ở nhiều nơi trên đất có bùn từ Tuyên Quang, Hoà Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Lâm Đồng tới những nơi còn ảnh hưởng của thuỷ triều ở Long An, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ, Kiên Giang.

Thành phần hoá học: Quả chứa amylase.

Công dụng, chỉ định và phối hợp Ở Ấn Độ, củ được dùng trị ỉa chảy và nôn mửa.