1. Hình ảnh cây Sắn
Uy tín chất lượng khi mua bán cây thuốc vị thuốc, dược liệu này tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM địa chỉ mua bán uy tín cho mọi người
2. Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Sắn
Sắn, Khoai mì, Củ mì - Manihot esculenta Crantz, thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.
Mô tả: Cây bụi sống lâu năm, cao trung bình 1,3m, có khi tới 3m. Thân tròn, mọc thẳng, phân 2-3 cành ở ngọn. Rễ phình to thành củ nạc chứa nhiều chất bột. Lá xẻ thuỳ chân vịt thành 5-9 thuỳ hình ngọn giáo, có màu sắc thay đổi tuỳ giống trồng. Hoa đơn tính, mọc thành chùm. Quả hình cầu, lúc chín tách ra thành 6 mảnh.
Bộ phận dùng: Rễ, lá, vỏ thân - Radix, Folium et Cortex Manihotis Esculentae.
Nơi sống và thu hái: Gốc ở Mỹ châu nhiệt đới, được trồng rộng rãi để lấy củ làm lương thực và lấy lá làm rau ăn. Có thể thu hái lá, vỏ thân quanh năm, thường dùng tươi.
Thành phần hoá học: Trong củ Sắn tươi, có một độc tố ở dạng glucosid, dưới tác dụng của dịch vị và men tiêu hoá, sẽ bị thuỷ phân và giải phóng ra acid cyanhydric là chất độc đối với người. Bột Sắn có một tỷ lệ lớn tinh bột, nhưng thiếu protein và muối, và hầu như không có vitamin; ngoài ra còn có một chất có tính sát trùng. Lá và quả lại chứa nhiều protein, trong đó ở lá có các acid amin cần thiết cho cơ thể. Trong lá cũng có chất độc là HCN.
Tính vị, tác dụng: Rễ có tác dụng chống thối rữa, lá bạt độc tiêu thũng.
Công dụng: Củ Sắn được dùng làm thực phẩm, chế bột làm bánh, làm mạch nha, chế rượu. Lá Sắn được dùng luộc kỹ làm rau ăn, có nơi dùng muối dưa. Lá Sắn phơi khô được dùng làm nguyên liệu chiết protein, làm thực phẩm, chế bột, dùng thay cám để chăn nuôi lợn, gia cầm. Người ta cũng dùng lá Sắn tươi để nuôi giống tằm ăn lá Sắn, nuôi gia súc và nuôi cá nước ngọt. Dân gian dùng lá Sắn giã đắp trị mụn nhọt. Người ta còn dùng vỏ lụa của thân cây Sắn để đắp bó gãy xương.