Cây dược liệu cây Lâm phát - Woodfordia fruticosa (L.) Kurz

Theo Đông Y, dược liệu Lâm phát Vị hơi ngọt, chát, tính ấm; có tác dụng điều kinh hoạt huyết, lương huyết, cầm máu, thu liễm, thông kinh hoạt lạc. ở Ấn Ðộ, các hoa đỏ, dẹp dùng để nhuộm bông, lụa và da cho có màu đỏ. Hoa khô được dùng như thuốc săn da để chữa lỵ, rong kinh và rối loạn chức năng gan, rối loạn màng nhầy, trĩ và bệnh khi có thai; cũng dùng cho các trường hợp vô sinh.

1. Hình ảnh cây Lâm phát

2. Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Lâm phát

Lâm phát - Woodfordia fruticosa (L.) Kurz, thuộc họ Tử vi- Lythraceae.

Mô tả: Cây bụi cao 1,5-3m, lá xếp đối, chéo chữ thập, thon nhọn, dài 7-12cm, rộng 2-3cm, gốc tròn hay hình tim, cuống ngắn. Cụm hoa chuỳ ngắn ở nách lá, thường gồm 1-15 hoa có ống dài 5-7 mm; cánh hoa nhỏ màu đỏ tím; nhị nhiều; bầu 2 ô, mỗi ô chứa nhiều noãn. Quả nang có vỏ quả mỏng, nằm trong bao hoa tồn tại, hạt nhiều, màu nâu đỏ, to 0,7mm, hình trứng hay hình tháp.

Bộ phận dùng: Rễ, hoa - Radix et Flos Woodfordiae Fruticosae.

Nơi sống và thu hái: Loài cây của Trung Quốc, Ấn Ðộ, Việt Nam. Ở nước ta, thường gặp dọc sông Ðồng Nai.

Thành phần hoá học: Hoa chứa 20% tanin; lá chứa 10% tanin.

Tính vị, tác dụng: Vị hơi ngọt, chát, tính ấm; có tác dụng điều kinh hoạt huyết, lương huyết, cầm máu, thu liễm, thông kinh hoạt lạc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: ở Ấn Ðộ, các hoa đỏ, dẹp dùng để nhuộm bông, lụa và da cho có màu đỏ. Hoa khô được dùng như thuốc săn da để chữa lỵ, rong kinh và rối loạn chức năng gan, rối loạn màng nhầy, trĩ và bệnh khi có thai; cũng dùng cho các trường hợp vô sinh. 

Ở Inđônêxia (Java) người ta cũng dùng trị lỵ và xuất tiết của bàng quang. Người ta cũng dùng vào lúc sinh đẻ để tăng sự liền sẹo của vết thương do cắt rốn. 

Người Malaixia lại dùng hoa trong thành phần một loại bột dùng rải lên bụng đàn bà đang đẻ và cũng dùng chế nước uống cho phụ nữ sinh đẻ. 

Ở Trung Quốc, hoa được dùng trị lỵ, kinh nguyệt, không đều, trĩ phụ nữ băng huyết, chảy máu mũi, ho ra máu, rễ dùng trị đau bụng kinh.