Ngày nay, rất nhiều loại rau rừng được người dân ưa chuộng bởi rau đảm bảo sạch sẽ, hương vị độc đáo và có thể chế biến thành nhiều món ngon. Chính vì vậy, có những loại trở thành “đặc sản” khó tìm vì không phải lúc nào cũng có rau rừng để ăn. Trong số đó, được các chị em nội trợ lùng mua nhiều nhất phải kể đến rau tai voi.
Cây tai voi có tên khoa học: Chirita colaniae Pellegr. Pentaphragma gamopetalum Gagnep. Họ Rau tai voi Pentaphragmataceae.
Tên thường gọi của loại rau này là rau tai voi, rau tai nai vì hình dạng lá giống như những chiếc tai. Đây là loại cây thân thảo nhỏ, lá mọc quanh gốc hình bầu dục hoặc trứng thuôn dài.
Loại cây này thường mọc ở các vùng núi cao 700 – 1200m. Rau tai voi phân bổ ở Lào Cai, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Gia Lai – Kon Tum…
Rau tai voi có lá to bản, lá non ăn rất mềm, mát
Là một trong những loại rau rừng có thể nấu thành nhiều món ăn ngon, cây rau tai voi chủ yếu được làm rau, các bộ phận của cây còn non, mềm đều có thể ăn được bằng cách luộc, xào, hấp hoặc nấu canh.
Rau tai voi luộc thì bạn chọn lá non mềm, rửa sạch rồi luộc lên ăn rất mát. Rau luộc có thể chấm với nước mắm, nước thịt, cá kho,...
Rau tai voi có thể xào như xào rau muống. Bạn có thể xào tỏi, xào thịt bò,...
Rau tai voi còn có thể nấu canh với tôm, thịt bằm hoặc nấu cùng với các loại rau khác. Canh rau tai voi được những người dân tộc ở vùng núi thuộc các tỉnh Hà Bắc, Bắc Thái, Quảng Bình, Tây Nguyên, Đà Nẵng,... rất thích.
Ngoài ra, loại rau này có thể dùng để bọc thịt rồi hấp. Bạn có thể dùng thịt chim cho chuẩn món dân tộc hoặc dùng thịt lợn xay ăn cũng rất ngon.
Loại rau này khá khó tìm vì tập trung mọc chủ yếu trên vùng núi cao