Thực tế cho thấy, chứng ôn dịch tương đồng với COVID-19, đều có triệu chứng như sốt ho, khó thở, ớn lạnh, mệt nhức mỏi... Đông y còn cho rằng bệnh tật phát sinh từ sự thiếu cân bằng “âm dương” nếu trong cơ thể nội nhiệt “nóng” dễ gây tích nhiệt viêm sưng nặng hơn, chữa trị kéo dài. Bên cạnh cách phòng lây nhiễm, dùng thuốc nên phối hợp nước uống bổ mát là giúp ức chế vi khuẩn virus phát triển mạnh hơn, trong đó có SARS- CoV- 2.
Hiện nay ôn bệnh cũng như Covid-19 chưa có thuốc đặc trị, chủ yếu chữa trị các triệu chứng, bệnh kèm theo và tăng cường sức đề kháng “chính khí mạnh, tà khí lui”. Dưới đây là các loại trà thảo dược truyền thống vừa giải khát bổ mát tăng sức đề kháng cơ thể vừa giảm triệu chứng ôn dịch rất hiệu quả.
1. Trà Diệp hạ châu: Vị đắng, hơi ngọt, tính mát
Cách dùng: dùng trà túi lọc pha sẵn, hoặc dùng cây khô tươi nấu uống ngày 10-20g hoặc phối hợp vị thuốc khác.
Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, mát gan. Chữa bệnh về gan mật, thận, giải độc rất hiệu quả.
Theo kinh nghiệm dân gian, diệp hạ châu chữa ôn dịch nóng sốt ho đau đầu, nhức mỏi, đau họng, viêm nhiễm, âm hư hỏa nghịch xuất huyết răng mũi miệng, nóng bứt rứt.
Kiêng kỵ: Chứng ôn bệnh giai đoạn hết sốt, da tái mét tay chân lạnh vã mồ hôi “thoát dương” không dùng.
2. Trà Hoa cúc: Cúc trắng hoặc cúc vàng đều có vị ngọt tính mát
Cách dùng: hoa cúc phơi khô ngày 20-30g pha nước uống, hoặc phối hợp vị thuốc khác.
Tác dụng: mát gan, thanh hỏa, giải độc, dưỡng âm huyết... Trị chứng ngoại tà ôn bệnh sốt đau đầu, nhức mỏi, ho khan, miệng khô khát.
Kiêng kỵ: Chứng ôn bệnh giai đoạn bệnh hết sốt người ra nhiều mồ hôi tay chân lạnh huyết áp tụt không dùng.
3. Trà Atiso: Có vị ngọt tính mát
Cách dùng: Dùng trà túi lọc hoặc bông lá phơi khô dùng, ngày 30-50g hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Tác dụng: thanh nhiệt, mát gan, lợi mật, thông tiểu, tiêu độc... Trị chứng bệnh về gan thận, thấp nhiệt hoàng đản ăn ngủ kém...; chứng ngoại tà ôn bệnh sốt ho viêm họng, người nóng bứt rứt, người bị bệnh gút, huyết áp tim mạch, đái tháo đường đều hiệu quả.
Kiêng kỵ: Chứng ôn bệnh giai đoạn hết sốt sợ lạnh nhiều, da xanh mét, huyết áp tụt không dùng.
4. Trà Khổ qua: khổ qua nhà, rừng đều có vị đắng tính mát, không độc
Cách dùng: dùng trà túi lọc hoặc toàn cây thái lát phơi khô, ngày 20-30g hãm trà hoặc nấu uống, phối hợp vị thuốc khác.
Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, bổ hư tổn... Chữa chứng huyết nhiệt khô khát người hay mệt mỏi, đái tháo đường, tăng huyết áp; chứng ngoại tà ôn bệnh sốt mất nước đau đầu, ho khan viêm họng, nóng bứt rứt khó ngủ, mệt mỏi...
Kiêng kỵ: Chứng ôn bệnh giai đoạn “thoát dương” sốt cao đột ngột, tay chân lạnh rét run, da tái mét vã mồ hôi không dùng.
5. Trà Râu ngô: Râu ngô vị ngọt nhạt tính mát
Cách dùng: dùng râu ngô túi lọc, hoặc tươi khô pha nước uống (loại khô ngày 20-30g, tươi nhiều hơn).
Tác dụng: lợi tiểu, tiêu thũng, mát gan, thanh nhiệt, trị viêm tiết niệu tiểu buốt, rắt... Chữa chứng ôn bệnh nóng sốt mất nước, mất điện giải, xuất huyết nội tạng, viêm nhiễm, nóng bứt rứt.
Kiêng kỵ: Chứng ôn bệnh giai đoạn hết sốt tay chân giá lạnh, da tái mét vã mồ hôi, huyết áp tụt không dùng.
6. Trà Tâm sen: Vị đắng, tính lạnh
Cách dùng: pha trà uống, hoặc phối hợp với gạo sao vàng nấu nước uống ngày 10-20g.
Tác dụng: thanh tâm khử phiền, chỉ huyết... Trị chứng tâm huyết nhiệt nóng bứt rứt khó ngủ, xuất huyết nội tạng; hỗ trợ trị chứng ôn bệnh nóng sốt âm hư nóng bứt rứt, khó ngủ, hỏa nghịch xuất huyết mũi miệng, viêm hong ho khan.
Kiêng kỵ: Chứng ôn bệnh giai đoạn hết sốt tay chân người sợ lạnh, da mét, huyết áp tụt không dùng.
7. Trà Nhân trần: Vị hơi cay đắng, thơm mát
Cách dùng: nhân trần tía phơi khô, mỗi lần dùng 20-40g pha nước uống, hoặc phối hợp vị thuốc khác.
Tác dụng: Thanh nhiệt khử phong, lợi thấp, tiêu viêm. Trị chứng bệnh về gan mật, thấp nhiệt vàng da, ăn chậm tiêu, tăng cường sức đề kháng; chữa chứng ôn tà nội uất nhiệt đắng miệng, tiểu vàng ít, đau họng, ăn ngủ kém.
Lưu ý: Các loại trà trên không phải thuốc bổ dưỡng nguyên khí, vậy nên người sốt kéo dài, sợ lạnh, huyết áp tụt, sốt cao đột ngột mồ hôi đầm đìa, tay chân giá lạnh “thoát dương” không nên dùng.
Địa chỉ mua các loại trà thảo dược và mua dược liệu tin cậy tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM
Theo Lương y Nguyễn Minh Phúc (Sức khỏe và Đời sống)