1. Bệnh bạch cầu là gì?
Bệnh bạch cầu là một bệnh ung thư tế bào máu. Tế bào máu và tiểu cầu được sản xuất trong tủy xương. Trong bệnh bạch cầu, một số tế bào bạch cầu mới không trưởng thành đúng cách. Các tế bào chưa trưởng thành này tiếp tục sinh sản với tốc độ nhanh chóng, chèn ép các tế bào khỏe mạnh và tạo ra một loạt các triệu chứng.
Căn bệnh ác tính trong hệ tạo máu, một trong những loại khối u ác tính thường gặp. Có đặc trưng bất kì loại bạch cầu nào cùng cực tế bào non của chúng (tức tế bào bệnh bạch cầu) trong tủy hoặc trong các tổ chức tạo máu khác tăng thêm khác thường kiểu khối u sẽ khiến cho sự sinh trưởng của các tế bào máu bình thường bị giảm. Nam phát bệnh cao hơn nữ một chút, gấp 2,5 lần nữ. Căn cứ theo sự tăng sinh dị thường của hàng loạt bạch cầu, bệnh bạch cầu được chia thành bệnh bạch cầu tế bào hạt, tế bào limpha và bệnh bạch cầu tế bào đơn nhân. Dựa vào mức độ nhanh chậm của quá trình bệnh và mức độ thành thục của bạch cầu có thể chia thành các loại mãn tính và cấp tính.
Bệnh bạch cầu tế bào hạt cấp gặp nhiều ở thanh niên 21 – 30 tuổi, còn bệnh bạch cầu tế bào limpha cấp thì tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ em dưới 10 tuổi là cao nhất, bệnh bạch cầu tế bào hạt mãn gặp nhiều ở độ tuổi 21 – 40 tuổi, bệnh bạch cầu tế bào limpha mãn phần lớn phát sinh ở người già trên 50 tuổi. Triệu chứng có sốt các nốt bầm tím do xuất huyết, bị thiếu máu,… Về thể chứng có gan sưng to, sưng hạch bạch huyết, đái ra máu, tổng số bạch cầu tăng lên, xem ảnh chụp thấy bạch cầu nguyên thủy tăng lên, dựa vào đó có thể chẩn đoán được.
Nguyên nhân gây bệnh bạch cầu chưa được làm rõ, nhưng có liên quan tới các nhân tố di truyền và môi trường. Benzen sẽ gây ra bệnh bạch cầu nghề nghiệp, chiếu tia phóng xạ quá liều lượng làm tăng thêm nguy cơ dẫn đến bệnh bạch cầu. Bệnh bạch cầu tương quan dương với nguyên tố vi lượng là cađimi, tương quan âm với molipđen. Với bệnh nhân bệnh bạch cầu ngoài việc dùng thuốc bằng hóa chất để trị liệu ra, còn cần áp dụng các biện pháp trị liệu bằng dinh dưỡng:
Tìm hiểu thêm: Cây Dành Dành, Hạt Dành dành Chữa bạch cầu cấp
1)Cung cấp protein cần đầy đủ, chọn dùng những thức ăn có chứa protein cao, lipit thấp, như cá quả, ba ba, chế phẩm từ đậu,…
2) Vitamin A có tác dụng phân hóa bình thường đối với tế bào, all-trans methanoic acid trong vitamin A sẽ làm cho tế bào bệnh bạch cầu hạt non phân hóa được bình thường, từ đó đạt được tác dụng trị liệu bệnh bạch cầu hạt non đã được chứng thực qua nuôi cấy tế bào, được dùng vào điều trị lâm sàng và đã thu được hiệu quả trị liệu tốt. Liều lượng là all – trans methanoic acid 20mg, mỗi ngày uống 3 – 4 lần, nhưng với các loại bệnh bạch cầu khác hiệu quả chưa rõ ràng, vẫn đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu tác dụng kháng bệnh bạch cầu của các chất dẫn xuất từ vitamin A. 3) Với những người đang trị liệu bằng hóa chất, phải cung cấp bổ sung β – caroten, vitamin E, C, B2, B6 và selen; nên uống β – caroten 10 – 15mg, vitamin B2 2 – 3mg, vitamin B6 2 – 3mg, vitamin E 30 – 60mg, vitamin C 0,6 – 1,0g, selen 0,1 – 0,2mg.
Đọc thêm: Bệnh bạch cầu cấp là gì?
Nếu bạn bị sốt, chán ăn, mệt mỏi kéo dài, dễ bầm tím, thường xuyên chảy máu cam bất chợt… cần đi kiểm tra để xác định có phải bị bệnh bạch cầu hay không.
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh bạch cầu là gì?
Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh bạch cầu. Bệnh được cho là có thể phát triển từ sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường.
Trong cơ thể, các tế bào bạch cầu là "những chiến binh" chống nhiễm trùng hiệu quả. Chúng thường phát triển và phân chia một cách có trật tự khi cơ thể cần chúng.
Nhưng ở những người mắc bệnh bạch cầu, tủy xương tạo ra quá nhiều tế bào bạch cầu bất thường. Một số tế bào máu có những thay đổi (đột biến) trong vật liệu di truyền hoặc DNA của chúng. Những tế bào bất thường này lấn át những tế bào hồng cầu, tiểu cầu khỏe mạnh nên tình trạng trật tự này cũng bị phá vỡ.
Một trong những yếu tố giúp việc điều trị bệnh bạch cầu đạt hiệu quả cao là phát hiện sớm, có những chiến lược và nguồn lực điều trị cụ thể.
Tìm hiểu thêm: Bệnh Ung thư bạch cầu, Ung thư máu có di truyền không?
3. Các triệu chứng bệnh bạch cầu
Các triệu chứng bệnh bạch cầu khác nhau, tùy thuộc vào loại bệnh bạch cầu. Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh bạch cầu phổ biến bao gồm:
- Sốt hoặc ớn lạnh
- Mệt mỏi dai dẳng, suy nhược
- Nhiễm trùng thường xuyên
- Giảm cân mà không rõ nguyên nhân
- Sưng hạch bạch huyết, gan to hoặc lá lách to
- Dễ chảy máu hoặc bầm tím, xuất hiện nhiều đốm nhỏ trên da
- Chảy máu cam bất thường
- Đổ mồ hôi quá nhiều, đặc biệt là vào ban đêm
- Đau xương hoặc đau nhức cơ bắp
Các triệu chứng bệnh bạch cầu thường mơ hồ và không cụ thể. Vì chúng rất giống với các triệu chứng của bệnh cúm và các bệnh thông thường khác nên thường bị bỏ qua.
Đôi khi bệnh nhân bị bạch cầu được phát hiện một cách tình cờ trong quá trình xét nghiệm máu cho một số bệnh khác.
Do đó, nếu thấy các dấu hiệu trên xuất hiện trong thời gian dài, đặc biệt là cùng thời điểm thì rất nên đi kiểm tra y tế.
Đọc thêm: 12 dấu hiệu thầm lặng của bệnh ung thư bạch cầu
4. Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu
Điều trị ung thư trước đó: Những người đã trải qua một số loại hóa trị và xạ trị cho các bệnh ung thư khác có nguy cơ phát triển một số loại bệnh bạch cầu.
Rối loạn di truyền: Bất thường di truyền dường như đóng một vai trò trong sự phát triển của bệnh bạch cầu. Một số rối loạn di truyền, chẳng hạn như hội chứng Down, có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu.
Tiếp xúc với một số hóa chất: Chẳng hạn như benzen, được tìm thấy trong xăng trong ngành công nghiệp hóa chất.
Hút thuốc: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu tủy cấp tính.
Tiền sử gia đình mắc bệnh bạch cầu: Nếu các thành viên trong gia đình đã được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu, nguy cơ mắc bệnh của bạn có thể tăng lên.
Theo soha