Ăn cháo nóng khi bị cảm cúm có thể thúc đẩy việc "tự chữa bệnh"
Theo các chuyên gia sức khỏe và dinh dưỡng chia sẻ trên kênh People, khi bị cảm cúm, chúng ta nên ăn cháo loãng nóng, có thể giúp ra mồ hôi, xua tan cảm gió, cảm lạnh, thúc đẩy quá trình "tự chữa bệnh" của cơ thể. Sau khi bị cảm cúm, chúng ta thường ăn ít, kén ăn, chức năng hệ tiêu hóa suy giảm, nên ăn cháo loãng cũng có thể giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ dinh dưỡng.
Ngoài ra, khi bị cảm cúm, chúng ta nên uống nhiều nước hơn và đi tiểu nhiều hơn, để các chất thải được bài tiết ra ngoài kịp thời nhờ quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp ích cho việc chữa cảm.
Cháo ấm nóng với hành, tía tô rất tốt cho việc phòng ngừa và giảm nhẹ cảm cúm.
Tìm hiểu thêm những cách chữa hiệu quả Cảm Cúm
Ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C và nấm để phòng tránh cảm cúm từ gốc
Thức ăn không phải là thuốc, không có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, các loại thực phẩm cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tật. Để phòng tránh bệnh cảm cúm hiệu quả, chúng ta nên chú ý bổ sung đầy đủ hai loại thực phẩm sau trên cơ sở một chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng và điều độ.
Nên ăn thực phẩm giàu Vitamin C sẽ giúp cơ thể phòng ngừa bệnh tật rất tốt. (Ảnh minh họa)
Nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C
Các nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra rằng, nếu người trưởng thành tiêu thụ 300mg vitamin C mỗi ngày, có thể giúp giảm nguy cơ mắc phải một số bệnh như cảm lạnh.
Vì vậy, chúng ta hãy cố gắng bổ sung vitamin C tự nhiên từ rau củ quả. Đây là cách bổ sung vitamin C hợp lý và an toàn nhất. Các loại trái cây giàu vitamin C bao gồm ổi, táo tàu tươi, kiwi, táo gai (hay quả sơn tra), bưởi, dâu tây, cam, quýt, v.v...
Ví dụ hàm lượng vitamin C trong táo tàu tươi là 243mg/100g, ớt ngọt 130mg/100g; củ cải trắng 77 mg/100 g; kiwi 62mg/100g; súp lơ trắng 61mg/100 g; dâu tây 47mg/100 g; cải thảo 47mg /100g;...
Nên ăn các loại nấm khác nhau
Nên ăn khoảng 50gram nấm (trọng lượng tươi) mỗi ngày. Nấm rất giàu chất selen, riboflavin, niacin và các chất chống oxy hóa, giúp điều hòa miễn dịch của cơ thể. Các loại nấm phổ biến gồm có nấm hương, nấm rơm, nấm sò, nấm kim châm, nấm hầu thủ,… Mỗi loại đều có những đặc điểm dinh dưỡng riêng biệt.
Trước nhiều loại nấm để lựa chọn, nhiều người sẽ thắc mắc: Nên ăn loại nấm nào là tốt nhất?
Trên thực tế, các loại nấm trên đều thuộc cùng một chi nên bạn có thể ăn loại nào cũng được. Tuy vậy, bạn nên ăn nấm xen kẽ để đem lại hiệu quả dinh dưỡng tốt nhất và ngon miệng hơn.
Chẳng hạn hôm nay nếu bạn ăn nấm rơm, thì ngày mai nên ăn nấm hương, ngày kia ăn nấm sò. Cách ăn này không chỉ khiến khẩu vị thêm đậm đà mà còn giúp bạn không bị thiếu dinh dưỡng. Về lượng cụ thể, bạn có thể tham khảo gợi ý phía trên, tức là ăn trung bình khoảng 50gram mỗi ngày và ăn không dưới 300gram mỗi tuần.
Cuối cùng, cách chế biến nấm đem lại hiệu quả dinh dưỡng tốt nhất là hấp, luộc và hầm, không nên chiên nấm ở nhiệt độ cao, càng ít dầu mỡ và muối càng tốt. Đây là nguyên tắc cơ bản bạn nên nhớ kỹ.
(Nguồn: health.people) theo VTC