Viêm xoang là nỗi ám ảnh mỗi khi giao mùa. Vậy nguyên nhân do đâu mà xuất hiện căn bệnh này? Bệnh nhân viêm xoang nên ăn gì? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.
Viêm xoang là gì?
Viêm xoang là tình trạng viêm phổ biến của các xoang cạnh mũi – có tác dụng tạo ra chất nhầy cần thiết, giúp mũi ẩm hơn, “bẫy” nhiều mầm bệnh và bụi bẩn để mũi hoạt động hiệu quả hơn. Bệnh này xảy ra khi các chất nhầy tích tụ và các xoang bị viêm.
Căn bệnh này xuất hiện ở dạng cấp tính lẫn mạn tính, nguyên nhân chủ yếu là do vi rút, vi khuẩn, nấm, dị ứng hoặc thậm chí là phản ứng tự miễn dịch.
Mặc dù viêm xoang khiến bạn không thoải mái, đôi khi là đau đớn, khó chịu, nhưng nó sẽ nhanh chóng biến mất mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài từ 7-10 ngày hoặc đi kèm với sốt, đau đầu nặng thì bạn cần đi khám bác sĩ.
Phân loại viêm xoang
Viêm xoang luôn xuất hiện với sưng mũi và tích tụ dịch nhầy, nhưng nó được chia ra làm nhiều loại khác nhau tùy theo thời gian kéo dài:
- Viêm xoang cấp tính: Kéo dài khoảng 4 tuần, là loại phổ biến nhất;
- Viêm xoang bán cấp tính: Kéo dài hơn thời gian cấp tình bình thường, trong khoảng 4-12 tuần;
- Viêm xoang mãn tính: Các triệu chứng vẫn tồn tại và liên tục quay trở lại sau 12 tuần. Loại bệnh này cần điều trị xâm lấn, có thể phẫu thuật.
Thời gian hồi phục và điều trị tùy thuốc vào loại xoang.
Triệu chứng viêm xoang
Các triệu chứng của viêm xoang xuất hiện khác nhau tùy vào cơ địa của người bệnh và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Nếu bệnh nhân có hai hoặc nhiều triệu chứng sau đây, đặc biệt là đi kèm chảy nước mũi dày, xanh hoặc vàng, thì có thể họ đã mắc viêm xoang cấp tính.
- Đau và áp lực ở mặt;
- Nghẹt mũi;
- Chảy nước mũi;
- Giảm khứu giác;
- Tắc mũi;
- Ho.
Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, các triệu chứng sau đây có thể xuất hiện:
- Sốt;
- Chứng hôi miệng;
- Mệt mỏi;
- Đau răng;
- Đau đầu.
Nếu các triệu chứng này kéo dài trong 12 tuần hoặc lâu hơn, bác sĩ có thể chẩn đoán bạn mắc viêm xoang mãn tính.
Nguyên nhân gây ra viêm xoang
Căn bệnh này có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, nhưng kết quả cuối cùng luôn là do chất lỏng bị mắc kẹt trong xoang. Điều này làm tăng sự phát triển của vi trùng, dẫn đến nhiễm khuẩn xoang.
- Vi rút: Ở người lớn, 90% trường hợp viêm xoang do vi rút gây ra;
- Vi khuẩn: Ở người lớn, cứ 10 trường hợp thì có 1 ca bệnh do vi khuẩn gây ra;
- Chất ô nhiễm: Hóa chất hoặc chất kích thích trong không khí có thể kích thích sự tích tụ chất nhầy;
- Nấm: Các xoang hoặc phản ứng với nấm trong không khí (như viêm xoang nấm dị ứng – AFS), hoặc chúng bị xâm chiếm bởi nấm (như viêm xoang mãn tính dai dẳng).
Một số yếu tố sau đây cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển căn bệnh này:
- Có tiền sử nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường;
- Polyp mũi hoặc những tăng trưởng không đáng kể rong đường mũi dẫn đến viêm;
- Suy giảm miễn dịch, ví dụ như do tình trạng sức khỏe hoặc tác dụng phụ từ các loại điều trị;
- Phản ứng dị ứng với các chất như bụi, phấn hoa, lông động vật;
- Các vấn đề về cấu trúc trong mũi, ví dụ như vách ngăn lệch.
Cách chữa viêm xoangChẩn đoán bệnh
Khi đi khám tại bệnh viện, các bước chẩn đoán căn bản mà bác sĩ thường thực hiện là:
- Khám sức khỏe toàn diện;
- Hỏi bệnh nhân về triệu chứng của họ;
- Kiểm tra trực quan khoang mũi bằng thiết bị chuyên dụng.
Nếu các triệu chứng có vẻ nguy hiểm và dai dẳng, bệnh nhân sẽ được chuyển đến các chuyên gia tai mũi họng. Họ sẽ chèn một ống nội soi vào mũi, giúp cung cấp hình ảnh chi tiết hơn.
Trong các trường hợp bệnh nặng, bác sĩ có thể sẽ chụp CT.
Điều trị
Việc điều trị tùy thuộc vào thời gian kéo dài của bệnh.
Đối với viêm xoang cấp tính:
- Thuốc xịt mũi, thuốc nhỏ mũi, nước muối, ... có thể làm giảm các triệu chứng
- Hầu hết các trường hợp cấp tính đều không cần đến điều trị.
- Nếu bệnh gây khó chịu, bạn có thể sử dụng thuốc không kê đơn để giảm triệu chứng.
- Nếu gặp một trong các trường hợp sau đây, người bệnh cần đi khám bác sĩ:
+ Các triệu chứng tồn tại lâu hơn 7-10 ngày;
+ Sốt cao hơn 38,5 độ C;
+ Tình trạng nhức đầu không thuyên giảm kể cả khi dùng thuốc;
+ Rối loạn thị giác hoặc sưng xung quanh mắt.
Đối với viêm xoang mạn tính:
- Nguyên nhân gây ra viêm xoang mãn tính thường không phải do vi khuẩn trong tự nhiên, vì vậy thuốc kháng sinh không có khả năng giải quyết các triệu chứng.
- Nếu bệnh do nhiễm nấm, thuốc chống nấm sẽ có tác dụng.
- Thuốc xịt corticosteroid có thể giúp đỡ các trường hợp tái phát thường xuyên, nhưng cần phải có toa thuốc và giám sát y tế.
- Tiêm chủng là phương pháp tốt để tránh viêm xoang.
- Trong viêm xoang dị ứng, tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng như lông động vật hoặc nấm mốc có thể làm giảm sự xuất hiện của viêm xoang mãn tính.
Phẫu thuật:
Các vấn đề về cấu trúc, chẳng hạn như vách ngăn lệch, có thể cần phẫu thuật. Phẫu thuật cũng cần được thực hiện nếu có polyp, hoặc nếu viêm xoang đã nhờn tất cả các phương pháp điều trị khác.
Phẫu thuật nên luôn luôn là phương án cuối cùng về viêm xoang ở trẻ em, và cần được cân nhắc kĩ lưỡng trước khi thực hiện.
Điều trị tại nhà
- Rửa mũi: Sử dụng nước muối hoặc các dung dịch vệ sinh chuyên dụng để làm sạch đường mũi.
- Nén ấm: Áp một miếng gạc được nhúng nước ấm nhẹ nhàng vào vùng bị ảnh hưởng của khuôn mặt, có tác dụng làm giảm sưng và khó chịu.
- Thuốc giảm đau: Những loại thuốc này có thể làm giảm triệu chứng đau và sốt;
- Xông hơi mũi: Điều này sẽ giúp điều trị tắc nghẽn hiệu quả. Ở nhà, bạn hãy dùng hơi nước từ bát nước nóng, kèm một vài giọt tinh dầu nếu thích, để giúp mở các xoang.
- Thuốc thông mũi dạng viêm và xịt: Làm giảm sưng, cho phép xoang chảy ra. Bệnh nhân lưu ý không nên sử dụng thuốc xịt quá 3 ngày liên tục.
- Giữ ẩm và nghỉ ngơi: Uống nước thường xuyên và tránh hoạt động quá mức sẽ giúp các triệu chứng thuyên giảm nhanh hơn.
Phòng ngừa căn bệnh viêm xoang
Những thói quen tốt sau đây có thể giúp bạn ngăn ngừa khả năng mắc căn bệnh này, bao gồm:
- Vệ sinh tay thật sạch;
- Tránh hút thuốc lá (thụ động lẫn chủ động);
- Tiêm chủng thường xuyên;
- Tránh xa những bệnh nhân bị cảm lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp;
- Sử dụng máy làm ẩm để làm ẩm không khí nhà ở và khiến không khí sạch sẽ hơn;
- Thường xuyên bảo hành điều hòa không khí để ngăn chặn bụi bẩn bám dính;
- Tránh các chất có khả năng gây dị ứng như phấn hoa, hóa chất, ...
Viêm xoang nên ăn gì?
Thực phẩm giàu vitamin A: Chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch hệ hộ hấp. Bao gồm cà rốt, bí, rau diếp, trái cây khô, đậu hà lan, đào, thịt bò, ...
Thực phẩm giàu vitamin C: Chống oxy hóa, giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Bao gồm ổi, súp lơ, các loại rau lá xanh, bông cải xanh, dứa, cà chua, bắp cải đỏ, đu đủ, dâu tây, dưa, xoài, đậu, khoai lang, …
Thực phẩm giàu kẽm: Hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng khả năng của khứu giác. Bao gồm ngũ cốc, mầm lúa mì, hạt bí ngô, hạt vừng, thịt, động vật có vỏ (cua, sò, tôm, hến), trái cây, …
Thực phẩm giàu các kháng sinh tự nhiên: Cung cấp vi khuẩn tốt và tiêu diệt vi khuẩn xấu, không mang đến tác dụng phụ. Bao gồm nghệ, gừng, tỏi, mật ong nguyên chất, dầu dừa, quả la hán, hành củ, dấm táo, quế, rau kinh giới, …
Thực phẩm giàu omega-3: Giúp giảm sưng tấy, chống viêm, giúp tế bào phát triển. Bao gồm cá hồi, cá trích, cá mồi, dầu hạt cải, dầu đậu nành, quả óc chó, …
Hoàng Lan (Dịch từ Mayo Clinic)
Tìm hiểu thêm các cây thuốc trong tự nhiêu có tác dụng chữa bệnh Viêm xoang rất hiệu quả và an toàn.