Nguyễn Hữu Tuấn và Lâm Thị Mỹ Ngọc đã đưa cỏ lúa mạch về Việt Nam và sản xuất thành một loại trà hoàn toàn tự nhiên.
Cỏ lúa mạch được trồng, sấy, sau đó nghiền thành bột và pha với nước để tạo thành một loại trà rất tốt cho sức khỏe, phòng chống ung thư.
Sản phẩm này đã xuất sắc giành giải đặc biệt cuộc thi “Khởi sự kinh doanh nông nghiệp” được tổ chức tại ĐH Nông lâm TP.HCM tổ chức sáng 10.10.
Cuộc thi do ĐH Nông lâm phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM và Quỹ khởi nghiệp doanh nghiệp doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam (SVF) tổ chức.
Sản phẩm trà từ cỏ lúa mạch do Nguyễn Hữu Tuấn và Lâm Thị Mỹ Ngọc (cùng là sinh viên ĐH Nông lâm TP.HCM) nghiên cứu và sản xuất. Tuấn chính là người đã tìm ra những chất dinh dưỡng từ cỏ lúa mạch từ các bài báo khoa học nước ngoài rất tốt cho con người.
Theo đó, cỏ lúa mạch có chứa khoảng 12 vitamin, 10 khoáng chất, 17 axitamin và hơn 100 enzyme có lợi cho sức khỏe con người. Đặc biệt, cỏ lúa mạch có điều trị rối loạn tiêu hóa, chống lão hóa da, hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư…
“Tuy nhiên tại Việt Nam, cỏ lúa mạch lại chưa được biết đến và khai thác nhiều. Vì thế nhóm đã xây dựng một quy trình sản xuất trà từ cỏ lúa mạch từ khâu trồng, sấy, nghiền thành bột”- Tuấn chia sẻ.
Hiện nay, nhóm đã phát triển được loại giống lúa mạch (được nhập từ Mỹ) để trồng tại Việt Nam theo phương pháp thủy canh với hệ thống điều khiển và chăm sóc tự động.
Chính những công dụng thiết thực cho cộng đồng, cùng với sản phẩm thực tể, nhóm đã được ban giám khảo chấm điểm cao nhất và giành giải đặc biệt tại cuộc thi.
“Khởi sự kinh doanh nông nghiệp” là cuộc thi thường niên do Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, ĐH Nông lâm TP.HCM tổ chức thường niên dành cho đối tượng sinh viên đam mê khởi nghiệp nông nghiệp.
Kết thúc cuộc thi năm 2018, Ban tổ chức đã trao: 7 giải khuyến khích, 7 giải ba, 2 giải nhì, 2 giải nhất và 1 giải đặc biệt cho các nhóm dự án.
Theo PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng, Phó hiệu trưởng ĐH Nông lâm TP.HCM, chất lượng các dự án khởi nghiệp của sinh viên ngày càng nâng cao. Các sinh viên đã khai thác những giá trị độc đáo của sản phẩm nông nghiệp.
“Tôi tin rằng, cuộc thi sẽ mang lại cho sinh viên nhiều trải nghiệm, kinh nghiệm và kỹ năng khởi nghiệp, làm hành trang cho các bạn lập thân, lập nghiệp”- TS Hùng nói.
Chị Đàm Vân Anh, đại diện SVF, đơn vị đồng hành cuộc thi chia sẻ, khởi nghiệp không phải chỉ là phong trào mà phải thể hiện thái độ sống của các bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên hiện nay. Các bạn trẻ hãy luôn khởi nghiệp với tâm thế dùng tri thức, khoa học để giải quyết những vấn đề tồn tại trong cuộc sống.
“Nông nghiệp là thế mạnh của Việt Nam. Nhưng nền nông nghiệp của chúng ta hiện nay còn khá manh mún và mức độ cơ giới hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Tôi tin rằng với nhiệt huyết và sự sáng tạo các bạn trẻ sẽ có nhiều đóng góp cho nền nông nghiệp nước nhà. Chúng tôi luôn là người đồng hành và hỗ trợ các bạn”- chị Vân Anh chia sẻ.
Cỏ lúa mì (Wheatgrass) còn có tên gọi khác là Tiểu mạch thảo, mầm lúa mì hay Cỏ lúa mạch. Cỏ lúa mì là thân và rễ cây lúa mì non từ 8-12 ngày tuổi.
Cây Cỏ lúa mạch là cây gì
Cỏ lúa mạch hay còn gọi là cỏ lúa mì, tiểu mạch thảo, có tên khoa học là Wheatgrass. Cỏ lúa mạch là thân và rễ cây lúa mì non từ 8-12 ngày tuổi. Theo nghiên cứu của Viện y tế Hippocrates Health Institute - Hoa Kỳ, cỏ lúa mạch là loại thực phẩm thiên nhiên tốt cho sức khỏe con người.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, sử dụng cỏ lúa mạch có thể tăng cường thể lực, tăng cường hệ miễn dịch, thanh lọc cơ thể, tăng oxygen trong máu ngoài ra nó còn có tác dụng ngăn ngừa và điều trị rất nhiều căn bệnh như: ung thư, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, gout, tim mạch, cao huyết áp…