Vị Tăng sĩ Phật giáo đang xem mộc bản Cao Ly Đại Tạng kinh, Bảo tàng Mỹ thuật, Boston. Ảnh: Lorianne DiSabato
Ảnh hưởng ban đầu
Các vị danh nhân như Henry David Thoreau (1817-1862), nhà văn, nhà thơ, nhà tự nhiên học, nhà sử học, nhà địa hình học mẫu mực người Mỹ, Ralph Waldo Emerson (1803-1882), nhà viết tiểu luận, nhà thơ, triết gia người Mỹ, hai vị đã nghiên cứu sâu sắc triết học Phật giáo và Hindu giáo, cũng như cư sĩ Đại tá Henry Steel Olcott (1832-1907), một sĩ quan Mỹ truyền tin, nhà báo, luật sư, người phác thảo lá cờ Phật giáo thế giới, đồng sáng lập và chủ tịch đầu tiên của Hội Thông Thiên Học.
Cư sĩ Henry Steel Olcott, người đầu tiên nổi tiếng người Mỹ gốc châu Âu đã thực hiện một sự cải tổ đạo Phật. Sau đó, ông là Chủ tịch của Hội Thông Thiên Học, đã giúp tạo ra một sự phục hưng trong nghiên cứu Phật giáo. Ông được xem là một nhân vật hiện đại hóa Phật giáo vì những nỗ lực của ông trong việc giải thích Phật giáo thông qua ống kính Tây phương. Và làm một cuộc đại phục hưng cho Phật giáo Sri Lanka, và ông vẫn được vinh danh tại Sri Lanka về những nỗ lực này.
Trong khi đó, những người am hiểu nghệ thuật Phật giáo đã giới thiệu quốc gia Hoa Kỳ với vẻ đẹp của truyền thống. Ernest Fenelllosa (1853-1908), sử gia mỹ thuật về nghệ thuật Nhật Bản, giáo sư triết học và kinh tế chính trị tại Đại học Imperial. Một nhà giáo dục quan trọng trong thời kỳ hiện đại hóa Nhật Bản trong kỷ nguyên Meiji, một người theo chủ nghĩa phương Đông nhiệt tình, người đã làm rất nhiều để bảo tồn nghệ thuật truyền thống Nhật Bản.
Cũng như William Sturgis Bigelow (1850-1926), Bác sĩ người Mỹ, nhà sưu tập nghệ thuật Nhật Bản, nằm trong số những người Mỹ đầu tiên đi du lịch đến Nhật Bản, và cải đạo y quy Tam Bảo, thọ trì Ngũ giới thành phật tử và say sưa nghiên cứu thu thập nghệ thuật Phật giáo. Khi họ trở về cố hương, bộ sưu tập của họ đã trở thành cốt lõi của bộ sưu tập nghệ thuật châu Á và ra mắt tại Bảo tàng Mỹ thuật, Boston, Hoa Kỳ.
Đồng thời, những học giả thời kỳ đầu của các tôn giáo thế giới như triết gia, Tiến sĩ Paul Carus (1852-1919), một tác giả người Đức gốc Mỹ, đã khiến cho người Hoa Kỳ dễ dàng tiếp cận các giáo lý Phật giáo. Tiến sĩ Paul Carus đã xuất bản cuốn “Tin mừng của đức Phật”, một bộ sưu tập những lời vàng của Phật giáo bán chạy nhất, một năm sau khi tham dự Đại hội Tôn giáo thế giới tại Chicago năm 1893. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, đại diện các tôn giáo của thế giới đã cùng nhau tìm hiểu về truyền thống tâm linh của nhau.
Phái đoàn Phật giáo Chicago bao gồm các vị Thiền sư Nhật Bản Shaku Sōen (1860-1919) và Đại lão Hòa thượng Anagārika Dharmapāla (1864-1933), vị Tăng sĩ Phật giáo Sri Lanka, nhà văn, nhà chấn hưng Phật giáo Sri Lanka, một trong những người sáng lập và hoạt động tích cực trong phong trào Phật giáo dân tộc Sinhala bất bạo động, nhà tiên phong phong trào chấn hưng Phật giáo Ấn Độ sau nhiều thế kỷ suy tàn... các ngài đã nghiên cứu về khoa học phương Tây và triết học để hiện đại hóa truyền thống của mình.
Những phật tử có ảnh hưởng phương Tây này đã giới thiệu truyền thống của họ cho người phương Tây hiện đại như một truyền thống “Phi Thần học” và “Hợp lý” xây dựng “Chính tín - Chính kiến”, mang lại niềm an lạc hạnh phúc cho cá nhân và cộng đồng xã hội.
Liên tục và thay đổi
Trên thực tế về truyền thống Phật giáo dân gian có rất nhiều vị thần, giáo lý và nghi thức, cũng như các bài kinh mầu nhiệm, tăng sĩ Phật giáo được đào tạo, thiện tri thức và đạo đức, phát triển giáo phái và các yếu tố nghi lễ khác.
Nhưng tại Nghị viện Thế giới năm 1893, các bậc Đạo sư của Phật giáo đã giới thiệu những truyền thống thiền định Phật giáo đến Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hiện đại chỉ như một triết lý thực tiễn chứ không phải một tôn giáo. Nhận thức này về Phật giáo vẫn còn ở Mỹ cho đến ngày nay.
Các phật tử đã không cố tình làm sai lệch truyền thống của họ hoặc chỉ với người Mỹ những gì họ muốn nghe. Họ thực sự cố gắng trong việc tạo ra một truyền thống 25 thế kỷ liên quan đến cuối thế kỷ 19.
Nhưng cuối cùng họ chỉ được vun trồng một vài cành cây Phật giáo lớn hơn và nhân rộng vào đất Mỹ. Chỉ có một vào triết lý học, nghệ thuật và thiền Phật giáo xuất hiện tại Hoa Kỳ, trong khi nhiều yếu tố truyền thống khác của Phật giáo vẫn còn ở châu Á.
Phật giáo ở Mỹ
Mặc dù một khi nó đã được vun trồng ở đây, người Mỹ đã đặc biệt thu hút với sự hấp dẫn thần bí bởi thiền định Phật giáo.
Chân dung của Thiền sư Suzuki
Thiền sư Suzuki (1870-1966), một học giả lừng danh người Nhật, người đã góp công rất nhiều trong việc truyền bá Thiền tông sang phương Tây, ảnh hưởng đến nhiều văn nghệ sĩ trí thức hàng đầu trong giai đoạn hậu chiến. Nhờ những quyển sách của ông và những đợt song hải triều âm tiếp theo của các vị thầy Phật giáo châu Á và châu Mỹ, Phật giáo đã ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của văn hóa Mỹ.
Các sáng kiến Công lý Môi trường và Xã hội đã chấp nhận một phong trào gọi là “Phật giáo Dấn thân” (engaged Buddhism), do Thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng, kể từ khi Mục sư Martin Luther King Jr (1929-1968), nhà hoạt động dân quyền người Mỹ gốc Phi, người đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1964, và Mục sư Martin Luther King Jr đã viết thư đề cử vị Tăng sĩ Phật giáo Việt Nam, Thích Nhật Hạnh cho giải Nobel Hòa bình năm 1967.
Thích Nhất Hạnh, vị Thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình Việt Nam, người vận động cho phong trào hòa bình, với các giải pháp không bạo lực cho các mâu thuẫn, đối với các mối quan tâm đạo đức nhất trên thế giới.
Hệ thống giáo dục của Hoa Kỳ cũng đã được làm phong phú thêm bởi trường Đại học đầu tiên của Phật giáo tại Naropa, Colorado, mở đường cho các trường Đại học Phật giáo khác như Đại học Soka và Đại học Tây ở California cũng như Maitripa Collge ở Orgon.
Cơ sở Y tế cũng đã tích hợp việc giảm căng thẳng dựa vào tu tập thiền chính niệm và các liệu pháp chính thống, và nhiều chương trình trị liệu sự hận thù, bạo lực cho các nhà tù, dựa trên các phương pháp tu tập thiền định Phật giáo.
Tương tự với ngành công nghiệp giải trí đã đưa các chủ đề Phật giáo và bộ phim bom tấn Hollywood ở thời đại toàn cầu hóa hiện nay. Ngay cả những vận động viên chuyên nghiệp đã sử dụng các phương pháp tu tập thiền định, làm cho sự hiểu biết của Hoa Kỳ về Phật giáo không phải là “Tôn giáo” mà là một triết lý thế tục với những ứng dụng phổ cập.
Sự hấp dẫn kỳ lạ
Nhưng Phật giáo thế tục Hoa Kỳ cũng đã tạo ra một số hậu quả không đạt như ý. Tác phẩm của Thiền sư Suzuki đã có ảnh hưởng lớn đến một tiểu thuyết gia, nhà thơ Mỹ Jack Kerouac (1922-1969), một nhà tiên phong của thế hệ Beat (Beat generation). Jack Kerouac được công nhận với các tác phẩm văn xuôi tự phát của ông. Tác phẩm của ông bao gồm các chủ đề như tính tôn giáo của Thiên Chúa giáo, Jazz, Ngoại tình, Phật giáo, Ma túy, Nghèo đói, và Du lịch... ông trở thành một tiền thân của phong trào hippies, mặc dù ông vẫn đối kháng với một số phần tử cực đoan chính trị của phong trào này. Nhưng Thiền sư Suzuki xem Jack Kerouac như một “Kẻ lừa đảo khổng lồ” bởi vì ông chỉ tìm kiếm sự tự do đánh thức Phật giáo mà không có thực hành kỷ luật.
Jack Kerouac. Geoth
Đánh bại nhà thơ khác, hippies và sau đó là xây dựng nhạc New-age tự giúp đỡ cũng đã nghịch lý Phật giáo, nhầm lẫn với một loại tự đại, tự nuông chiều bản thân, bất chấp giáo lý của vị tha và từ bi. Tuy nhiên, những người khác đã khai thác thương mại hấp dẫn kỳ lạ của mình để bán tất cả mọi thứ từ “Thiền Trà đạo” đến “Bia Lucky với nắp chai có hình đức Phật Di Lặc”, đặc biệt mỉa mai cho sự bài xích truyền thống của Phật giáo đối với rượu bia và các chất làm say mê, tổn hại đến thân tâm con người.
Kết quả là việc xây dựng phổ biến của Phật giáo không tôn giáo, đã đóng góp nhiều cho đương đại “Thiêng liêng nhưng không phải tôn giáo hiện tượng”.
Pamela Winfield, Đại học Elon (The Conversation)
Dịch: Vân Tuyền / Nguồn: GHPGVN