Cây dược liệu cây Dung hoa chuỳ - Symplocos paniculata (Thunb.) Miq

Theo y học cổ truyền, dược liệu Dung hoa chuỳ Lá cầm máu. Quả chiết được dầu thắp. Lá cũng được dùng trị dao chém xuất huyết. Rễ dùng trị ban cấp tính. Vỏ rễ và lá được dùng trong nông dược.

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Dung hoa chuỳ

Dung hoa chuỳ - Symplocos paniculata (Thunb.) Miq., thuộc họ Dung - Symplocaceae.

Mô tả: Cây bụi nhỏ, nhánh non có lông vàng, nhánh lớn màu đen. Lá có phiến xoan, cỡ 6,5x3,5cm, dai, cứng cứng, lúc non có lông vàng ở mặt dưới; cuống lá 4-6mm. Chuỳ hoa ở nách lá, cao 6-7cm, có lông vàng; hoa trắng thơm; tràng cao 4mm; nhị nhiều; bầu 2 ô. Quả tròn tròn, to cỡ 5mm; hạt 1-2.

Ra hoa, quả gần như quanh năm.

Bộ phận dùng: Rễ, thân, lá – Radix, Caulis et Folium Symplocoris Paniculatae.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở rừng rú bụi và khóm cây từ độ cao thấp tới 1400m ở các tỉnh miền Bắc đến Thừa Thiên Huế. Cũng phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc.

Tính vị, tác dụng: Lá cầm máu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả chiết được dầu thắp. Lá cũng được dùng trị dao chém xuất huyết. Rễ dùng trị ban cấp tính. Vỏ rễ và lá được dùng trong nông dược.

Ở Ấn Độ, vỏ cây cũng được dùng như vỏ cây Dung đất, xem như là tăng trương lực, dùng trị đau mắt.