Cây dược liệu cây Găng Nam bộ, Trà vỏ, Chè rừng - Aidia cochinchinensis (Lour.) Merr. (Randia cochinchinensis Lour.)

Theo Đông Y, dược liệu Găng Nam bộ Vỏ rất đắng. Vỏ dùng trị sốt rét rừng, gỗ cũng được dùng trị sốt rét. Hoa, lá vỏ cây được dùng nấu nước uống thay trà.

Hình ảnh quả, cây Găng Nam bộ

Thông tin mô tả cây dược liệu Găng Nam bộ

Găng Nam bộ, Trà vỏ, Chè rừng - Aidia cochinchinensis (Lour.) Merr. (Randia cochinchinensis Lour.), thuộc họ Cà phê- Rubiaceae.

Mô tả: Cây nhỡ 2m hay cây gỗ lớn đến 18m, nhánh không lông. Lá có phiến thuôn - ngọn giáo, dài 10-18cm, rộng 3,5-8cm, cong và nhọn sắc ở đầu, nhọn ở gốc, màu đỏ nâu và bóng ở trên, mờ ở dưới, đen lúc khô; cuống dài 1,5cm, lá kèm nhọn. Xim trên mắt không lá hay ở phần già, dài 2-3cm. Quả dạng quả mọng, hình cầu, đường kính 6mm, có vân mạng ở đầu, màu đen bóng. Hạt nhiều, dài 2mm.

Ra hoa tháng 4-12, có quả tháng 10.

Bộ phận dùng: Vỏ, gỗ - Cortex et Lignum Aidiae.

Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Malaixia đến Ðông châu úc. Ở nước ta, cây mọc trong rừng, các tỉnh Tây Nguyên cho tới Ðồng Nai, Tây Ninh và đến Côn Ðảo.

Tính vị, tác dụng: Vỏ rất đắng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Vỏ dùng trị sốt rét rừng, gỗ cũng được dùng trị sốt rét. Hoa, lá vỏ cây được dùng nấu nước uống thay trà. Ở Campuchia, vỏ cây dùng phối hợp với các vị thuốc khác hãm uống để tạo ra sự bài xuất mạnh ở ruột trong việc điều trị chứng mày đay.