Cây dược liệu cây Giang núi - Ternstroemia japonica Thunb

Theo Đông Y, dược liệu Giang núi Lá có vị se, có tác dụng thu liễm. Ở Nhật Bản người ta thường dùng trị lỵ. Lá được dùng trước đây, ở Trung Quốc làm thuốc nhuộm móng tay như Lá móng.

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Giang núi

Giang núi - Ternstroemia japonica Thunb., thuộc họ Chè - Theaceae.

Mô tả: Cây gỗ có kích thước trung bình. Lá thuôn - ngọn giáo, nhọn nhiều hay ít ở hai đầu, dày, dai, dài 5-10cm, rộng 25-35mm, có gân hơi rõ; cuống lá dài 2cm. Hoa vàng nhạt, đơn độc ở nách hay ở ngọn, có cuống dài 10mm. Quả hình trứng hay gần hình cầu, mang phần thừa lại của vòi nhuỵ, có 2 ô; mỗi ô chứa 1-2 hạt lồi ở mặt ngoài, dẹp ở phía bụng, dài 8mm.

Hoa tháng 6, quả tháng 8.

Bộ phận dùng: Vỏ và rễ - Cortex et Radix Ternstroemiae japonicae.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Ðài Loan, Thái Lan, Xri Lanka và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc nhiều ở vùng núi từ Thừa Thiên-Huế qua các tỉnh Tây Nguyên đến Ðồng Nai, Kiên Giang (Ðảo Phú Quốc).

Tính vị, tác dụng: Lá có vị se, có tác dụng thu liễm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Nhật Bản người ta thường dùng trị lỵ. Lá được dùng trước đây, ở Trung Quốc làm thuốc nhuộm móng tay như Lá móng.