Nhiều người Việt bị 'hội chứng bầy đàn' sử dụng mạng xã hội chỉ biết like, share và hùa vào chửi thành thói quen chứ không biết suy nghĩ vấn đề nó như thế nào?

Bài "Niềm tin thơ ngây" của tác giả Phạm Hải Chung viết về tâm lý đám đông của người dùng mạng xã hội ngày nay đã nhận được rất nhiều bình luận. Hầu hết cá ý kiến cho rằng, nhiều người Việt sử dụng mạng xã hội chỉ biết like, share và hùa vào chửi thành thói quen chứ không biết suy nghĩ vấn đề nó như thế nào, tại sao lại như vậy. Phải chăng con người ngày càng lười suy nghĩ và tư duy?

Qua cách phát ngôn của cộng đồng mạng xã hội về vài sự vụ gần đây, tôi gần như đã mất đi niềm tin rằng đám đông của chúng ta có đủ năng lực, đạo đức để phản biện một cách chính đáng. Nhất là khi họ còn được trốn tránh trong cái vỏ bọc nặc danh ở thời đại này.

Lướt qua các bình luận, rất nhiều các bạn trẻ dùng những lời lẽ cay độc, xúc phạm cá nhân. Trong khi không ít những người có học thì lại tranh thủ mượn quan điểm để “đá xéo” nhân vật mà ít chịu đưa ra một phản biện chỉn chu.

Ở một số nước, việc tranh luận xảy ra trước tiên là ở trường học và trên sóng truyền hình, nơi mà các bên tranh luận đều được kiểm soát bởi điều phối viên để tránh tranh luận đi quá đà, lạc đề. Trong khi, văn hóa tranh luận ở Việt Nam xuất hiện muộn, mà lại xuất hiện vào thời đại số này thì quả là một điều không may.

Niềm tin thơ ngây, nói cách khác là niềm tin mù quáng của một số người đang tăng lên. Những người này bị “hội chứng đám đông” thấy người ta làm gì là theo một cách vô thức. Nói cho đúng ra nên gọi là “hội chứng bầy đàn”.

Một vài ví dụ như kiêng ngày lẻ, kiêng chụp ảnh 3 người, tốn tiền để có biển xe số đẹp... Những thứ này các nước công nghiệp phát triển phương Tây không thấy có, vì cuộc sống của họ ít phụ thuộc vào may rủi hơn là ở những nước kém phát triển hơn họ.

Đơn giản là con người cần có niềm tin, không tin thứ này thì phải tin thứ khác. Khi người ta không có cái gì cụ thể và có thể lý giải được để đặt lòng tin thì người ta tin vào những gì trừu tượng và không cần phải hiểu.

Theo vnexpress