Vậy tại sao một số người có thể nhận được sự công nhận và yêu quý của mọi người, còn một số người lại không làm được như vậy?
10 đặc điểm dưới đây có lẽ chính là những nguyên nhân chủ yếu, cũng là cơ sở để phân biệt giữa người có nhân duyên tốt đẹp và người "vô duyên".
Nếu không muốn bản thân bị cô lập trong cuộc sống này, tốt nhất hãy loại bỏ chúng ra khỏi con người mình.
Sống trên đời nếu không muốn bị cô lập, đừng để bản thân sở hữu những đặc điểm xấu xí dưới đây.
1. Có dục vọng kiểm soát vô cùng mạnh mẽ
Một số người có nhận thức về bản thân rất mạnh mẽ.
Họ luôn cho rằng bản thân là trung tâm của thế giới, vì vậy khi gặp phải bất cứ chuyện gì, họ chỉ luôn đứng ở góc độ của mình để nhìn sự việc, yêu cầu người khác phải phối hợp, hoặc ra lệnh cho người khác phải làm như thế nào, vênh mặt hất hàm sai khiến người khác mà không nhìn lại bản thân.
Đối với họ, việc của bản thân là quan trọng nhất, bắt buộc phải xử lý trước, suy nghĩ hay việc của những người khác chỉ là thứ yếu.
Những người như vậy, dục vọng kiểm soát thường rất mạnh mẽ, nhưng cũng chính vì thế mà dễ dàng gây ra cảm giác khó chịu cho người khác.
2. Chỉ trích người khác
Chỉ cần là con người, sẽ có những lúc phạm phải sai lầm. Vấn đề quan trọng là nhìn thấy có cơ hội thì phải tích cực bảo lại, nhắc nhở đối phương lần sau cẩn thận, làm tốt hơn là được.
Nhưng có một số người thấy người khác mắc lỗi hoặc làm không hợp với ý mình sẽ lập tức trách mắng họ, không nể nang gì.
Thậm chí người phạm lỗi rõ ràng là mình, họ vẫn đổ lỗi cho người khác. Những người như thế, tất nhiên sẽ chẳng ai muốn gần.
3. Hay khoe khoang
Ngày nay, khi phần mềm xã hội đang phổ biến, luôn có những người thích khoe khoang việc ăn, mặc, ở, đi lại của bản thân để nhận được nhiều nút like của bạn bè trên mạng.
Nhưng trong cuộc sống, việc ở chung với những người như thế sẽ khiến cho con người ta cảm thấy áp lực.
Hơn nữa nếu bạn khoe khoang, những người bị thu hút đa số chỉ là bạn nhậu, bạn ăn chơi, chứ không phải bạn bè chân thành.
4. Ích kỷ
Nhiều người rất ích kỷ khi giao tiếp qua lại trong thực tế, không muốn chia sẻ kiến thức của bản thân cho người khác, luôn cho rằng những gì mình nắm bắt được là kỹ thuật cốt lõi.
Nhưng làm như vậy chỉ gây ra tác dụng hoàn toàn ngược lại mà thôi. Thật ra vui vẻ chia sẻ với người khác, trong quá trình đó có thể khiến cho bản thân từng bước trưởng thành hơn, điều đó tự nhiên sẽ khiến người khác muốn lại gần bạn hơn.
5. Nói xen vào lời của người khác
Nói xen vào lời của người khác cũng là một hiện tượng thường gặp trong cuộc sống, có lúc đối phương chỉ mới nói được một nửa, nhưng lại bị người khác nói chen vào ngắt lời, phát biểu những suy nghĩ tự mình cho là sáng suốt.
Những lúc như thế, thông thường đối phương sẽ cảm thấy không thoải mái, cho rằng mình không được tôn trọng.
Cần phải biết rằng, chú ý lắng nghe, mới có thể khiến người khác có cảm giác được tôn trọng. Vui vẻ mở rộng lòng mình cũng có thể nhận được sự tín nhiệm và có một tình bạn đẹp với những người xung quanh.
6. Oán trách người khác
Con người khó tránh khỏi có một số lúc tâm trạng không được tốt, nhưng người suốt ngày từ sáng tới tối đều oán trách, than vãn, sẽ khiến cho người khác cảm thấy khó chịu.
Người hay than vãn chỉ có thể phát tán ra những tư duy và cảm xúc tiêu cực, đẩy hết mọi lỗi lầm cho người khác chứ không biết tự kiểm điểm lại bản thân mình.
7. Chỉ biết nhìn vào nhược điểm của người khác
Mỗi người đều có ưu điểm và nhược điểm, nhưng nhiều người có thói quen phóng đại nhược điểm, xem nhẹ ưu điểm của người khác.
Đặc biệt là khi ở chung với người khác, nếu có thể giữ tâm lí tốt phô ra xấu xa đậy lại, không bao giờ phê bình hay đánh giá nhược điểm mà tích cực tán thưởng ưu điểm của họ, chúng ta không những có thể có một tình bạn đẹp mà cuộc đời của bản thân cũng sẽ rộng mở bao la.
8. Sĩ diện hão
Đôi khi con người bị ảnh hưởng bởi tâm lý cho dù thua nhưng cũng phải dốc toàn lực, không để mất mặt trước người khác, cho dù không so sánh được với họ cũng muốn nói lý cho thắng mới thôi.
Thực ra kiểu hành vi như vậy không giúp chúng ta tốt hơn mà chỉ khiến cho người khác cảm thấy chúng ta cái gì cũng sai, chỉ có lại cái miệng cãi lý là giỏi mà thôi.
9. Sống trong quá khứ
Nhiều người luôn sống trong quá khứ, không phải là đắm chìm trong thành tựu và vinh quang của quá khứ, mà là hối hận về những lỗi lầm đã qua.
Thật ra điều gì đã qua thì cũng qua rồi, tại sao không nắm bắt cuộc sống trong hiện tại và tương lai, ngẩng cao đầu bước về phía trước?
Nếu cứ mãi sống trong quá khứ, sẽ rất khó nhìn về tương lai phía trước, mãi vẫn mắc kẹt một chỗ, rất khó để tiếp tục trưởng thành.
Kiểu người này cũng luôn tỏa ra năng lượng tiêu cực, gây ảnh hưởng không tốt đến bản thân và những người xung quanh, một thời gian ngắn thì có thể cảm thông nhưng nếu ngày ngày như vậy, sẽ chẳng ai tình nguyện ở bên họ.
10. Chỉ lo chuyện được mất
Một số người khi gặp một số chuyện chỉ tính toán, lo lắng đến chuyện được mất.
Thực ra, việc tính toán được mất chính là biểu hiện của sự hẹp hòi. Mà hẹp hòi là một kiểu thiếu sót về nhân cách, là chướng ngại lớn nhất cản trở phẩm chất thăng hoa.
Hẹp hòi cũng có thể xem là một cơ chế tự phòng ngự tiêu cực, của những người thường chỉ biết đến cái tôi cá nhân, lợi ích cá nhân, lạnh lùng, sống khép kín, khó có thể giao lưu với bên ngoài.
Thường thì những người rộng rãi, đều dễ thành công hơn những người hẹp hòi, bởi suy nghĩ hẹp hòi ngay từ đầu đã chặn đứng những phẩm chất cần có cho sự phát triển bền vững.
Trong thời đại này, kết bạn là cách đầu tiên tạo thêm sức mạnh và kết bạn là một công việc đậm chất kỹ thuật. Phát triển thật tốt các mối quan hệ xã hội đã là thành công một nửa. Nếu bạn hẹp hòi, thử hỏi có ai sẵn sàng chung thuyền với bạn?
Hãy sống thoáng một chút, rộng rãi một chút, chắc chắn sẽ hơn đứt việc bạn cứ bo bo giữ của, sợ thua thiệt về mình.
Nguồn: Tri thức trẻ