Để lập một dự án đầu tư khả thi, đòi hỏi nhà đầu tư nên tham khảo những trình tự nghiên cứu như sau:
1. Xác định mục đích, yêu cầu, tính khả thi của việc lập dự án đầu tư
Mục đích của việc lập dự án đầu tư là xây dựng được dự án những nội dung có cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn có tính khả thi cao để các cơ quan quản lý nhà nước chức năng xem xét và phê duyệt, các tổ chức tài chính chấp thuận tài trợ vốn.
Yêu cầu của việc lập dự án là phải nghiên cứu một cách toàn diện với các phương án nghiên cứu, tính toán có cơ sở và phù hợp nhằm đảm bảo những yêu cầu đặt ra đối với một dự án đầu tư, tức bảo đảm tính khoa học, tính thực tiễn, tính pháp lý, tính thống nhất và tính phỏng định có cơ sở.
2. Lập dự án đầu tư
Dự án việt điều hành công tác lập dự án. Nhiệm vụ chính của dự án việt là:
- Lập kế hoạch, lịch trình soạn thảo dự án (bao gồm cả xác định và phân bổ kinh phí
soạn thảo)
- Phân công công việc cho các thành viên.
- Giám sát và điều phối hoạt động.
- Tập hợp các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau để giải quyết nội dung cụ thể của dự án.
- Tổng hợp kết quả lập dự án.
Để hoàn thành những nhiệm vụ trên, dự án việt phải cử người có trình độ chuyên môn và có năng lực nhất định. dự án việt cần được ổn định trong quá trình soạn thảo và có thể cả trong quá trình thực hiện dự án. Các thành viên của dự án việt cần phải là những người có trình độ chuyên môn cần thiết phù hợp với nội dung và yêu cầu cụ thể của công việc lập dự án mà họ được phân công.
3. Các bước tiến hành nghiên cứu lập dự án đầu tư
3.1. Nhận dạng dự án đầu tư:
Việc nhận dạng dự án được thực hiện với các nội dung cụ thể là:
- Xác định dự án thuộc loại nào; Dự án phát triển ngành, vùng hay dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ; dự án đầu tư mới hay cải tạo, mở rộng...
- Xác định mục đích của dự án
- Xác định sự cần thiết phải có dự án
- Vị trí ưu tiên của dự án
3.2. Lập kế hoạch viêt dự án đầu tư:
Dự án việt chủ trì việc lập kế hoạch viết dự án. Kế hoạch viết dự án thường bao gồm các nội dung sau:
- Xác định các bước công việc của quá trình soạn thảo dự án
- Dự tính phân công công việc cho các thành viên của nhóm soạn thảo.
- Dự tính các chuyên gia (ngoài nhóm soạn thảo) cần huy động tham gia giải quyết những vấn đề thuộc nội dung dự án.
- Xác định các điều kiện vật chất và phương tiện để thực hiện các công việc soạn thảo dự án.
- Dự trù kinh phí để thực hiện quá trình soạn thảo dự án
Kinh phí cho công tác lập dự án thông thường bao gồm các khoản chi phí chủ yếu sau:
+ Chi phí cho việc thu thập hay mua các thông tin, tư liệu cần thiết.
+ Chi phí cho khảo sát, điều tra thực địa
+ Chi phí hành chính, văn phòng.
+ Chi phí lương cho nhân viên viết dự án
Mức kinh phí cho mỗi dự án cụ thể tùy thuộc quy mô dự án. Loại dự án và đặc điểm của việc lập dự án, nhất là điều kiện về thông tin, tư liệu và yêu cầu khảo sát, điều tra thực địa để xây dựng dự án.
- Lập lịch trình lập dự án
3.3. Lập thuyết minh sơ bộ của dự án đầu tư:
Thuyết minh sơ bộ của dự án thường bao gồm: giới thiệu sơ lược về dự án và những nội dung cơ bản của dự án khả thi theo các phần: sự cần thiết phải đầu tư; nghiên cứu thị trường sản phẩm, dịch vụ của dự án; nghiên cứu công nghệ và kỹ thuật; nghiên cứu kinh tế - xã hội; nghiên cứu về tổ chức, quản lý dự án.
3.4. Lập thuyết minh chi tiết của dự án đầu tư:
Được tiến hành sau khi đề cương sơ bộ được thông qua. ở đề cương chi tiết, các nội dung của đề cương sơ bộ càng được chi tiết hóa và cụ thể hóa càng tốt. Cần tổ chức thảo luận xây dựng đề cương chi tiết ở nhóm soạn thảo để mọi thành viên đóng góp xây dựng đề cương, nắm vững các công việc và sự liên hệ giữa các công việc, đặc biệt là nắm vững phần việc đ- ược giao, tạo điều kiện để họ hoàn thành tốt công việc của mình trong công tác soạn thảo dự án...
3.5. Phân công công việc cho phòng dự án lập:
Trên cơ sở thông tin chủ đầu tư cung cấp hoặc đề cương chi tiết được chấp thuận, dự án việt phân công các công việc cho các thành viên của phòng dự án lập phù hợp với chuyên môn của họ.
3.6. Tiến hành soạn thảo dự án đầu tư:
Các bước tiến hành soạn thảo dự án bao gồm:
- Thu nhập các thông tin, tư liệu cần thiết cho dự án. Việc thu thập thông tin, tư liệu các thành viên nhóm soạn thảo thực hiện theo phần việc được phân công. Các nguồn thu thập chính từ các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức kinh tế có liên quan, từ sách báo, tạp chí... Trong các thông tin, tư liệu cần thiết có thể có một số thông tin, tư liệu phải mua qua các nguồn liên quan.
- Điều tra, khảo sát thực tế để thu thập các dữ liệu thực tế cần thiết phục vụ việc nghiên cứu, giải quyết vấn đề thuộc các phần nội dung của dự án.
- Phân tích, xử lý các thông tin, tư liệu đã thu thập theo các phần công việc đã phân công trong nhóm soạn thảo tương ứng với các nội dung của dự án.
- Tổng hợp.
Sau khi nghiên cứu sẽ được dự án việt tổng hợp nội dung của dự án. Thông thường nội dung của dự án, trước khi được mô tả bằng văn bản và trình bày với chủ đầu tư hoặc cơ quan chủ quản, được dự án việt nghiện cứu khá kỹ lưỡng.
3.7. Mô tả dự án và trình bày với chủ đầu tư hoặc cơ quan chủ quản:
Nội dung của dự án, sau khi dự án việt lập xong và được trình cho chủ đầu tư hoặc cơ quan chủ quản để chủ đầu tư hoặc cơ quan chủ quản cho ý kiến bổ sung và hoàn chỉnh nội dung dự án.
3.8. Hoàn tất dự án đầu tư:
Sau khi có ý kiến của chủ đầu tư hoặc cơ quan chủ quản, dự án việt tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh nội dung của dự án cũng như hình thức trình bày. Sau đó bản dự án sẽ được bàn giao cho chủ đầu tư bằng file mềm hoặc được in thành cuốn dự án.
Trong trường hợp hồ sơ Dự án của bạn chưa được các cơ quản chức năng chấp thuận hoặc bạn muốn tìm hiểu bên thứ ba hỗ trợ lập dự án giúp bạn bạn có thể tham khảo Lập Dự Án để được tư vấn hỗ trợ lập dự án đầu tư khả thi nhất.
- Đồng Tháp sắp có sản phẩm du lịch nông nghiệp sạch
- Hướng dẫn hoạt động chứng nhận nông nghiệp hữu cơ
- Tổng quan nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp tại Việt Nam
- Xây nhà trên đất nông nghiệp năm 2021, làm sao để hợp pháp?
- Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ sau khi được cấp chứng nhận